Hoạt động Hội

Hội Nông dân An Giang: Hiệu quả từ việc ứng dụng Công nghệ thông tin quản lý cán bộ, hội viên…

07/03/2019 08:55

Theo Quyết định phê duyệt đầu tư: số 1098/QĐ-UBND của Ủy Ban Nhân dân tỉnh An Giang ngày 11 tháng 04 năm 2017. Tổng nguồn vốn của dự án là:  2.317 triệu đồng

Quy mô đầu tư: Phần cứng: gồm 01 bộ máy chủ chuyên dụng; 01 bộ lưu điện chuyên dụng, Thiết bị lắp đặt máy chủ 01 bộ, Thiết bị bảo mật tường lửa 01 bộ, 34 bộ máy vi tính, 12 máy quét văn bản, Dịch vụ kỹ thuật cài đặt, cấu hình thiết bị kèm theo; Phần mềm: 01 phần mềm quản lý cán bộ, hội viên nông dân, 01 Trang Web Hội Nông dân tỉnh giao diện mới, 01 bộ phần mềm diệt virus bản quyền, Nâng cấp, hiệu chỉnh mở rộng phần mềm quản lý văn bản và chỉ đạo điều hành trên môi trường mạng tại Hội Nông dân tỉnh (Văn phòng điện tử)… Dự án đã trang bị máy vi tính đảm bảo 100% cán bộ, công chức tại các phòng, ban thuộc Hội Nông dân tỉnh mỗi người 01 máy. 100% các văn bản đến và đi được phát hành qua môi trường mạng.

Qua 02 năm thực hiện dự án đã mạng lại hiểu quả.

Phần mềm quản lý cán bộ, hội viên đã giúp lãnh đạo các cấp Hội, các phòng, ban chủ động khai thác triệt để các cơ sở dữ liệu đầu vào tại cơ sở phục vụ yêu cầu công tác lãnh đạo, điều hành; theo dõi được mô hình sản xuất - kinh doanh có hiệu quả; Làm cơ sở đề xuất với Đảng, Nhà nước về các chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp, chính sách an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần người dân nông thôn. Hiện đã cấp nhật dữ liệu  10.966 nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi giỏi toàn tỉnh; 2.200 Cán bộ hội từ tỉnh đến cơ sở hội; 103.461 Hội viên nông dân toàn tỉnh; 113 hợp tác xã; 684 tổ hợp tác; 1.015 doanh nhân nông thôn, 241 câu lạc bộ nông dân

Phần mềm Văn phòng điện tử sau khi nâng cấp và chuyển khai đến 11 huyện, thị, thành hội, đã nhận đươc 2.616 văn bản đến, 581 văn bản đi, 32.512 văn bản trao đổi nội bộ. Riêng 2 tháng đầu năm 2019 đã có 1.611 văn bản trao đổi nội bộ. Hiện 100% các văn bản đến và đi được phát hành qua môi trường mạng. Hiệu quả dễ nhìn thấy nhất và sự khác biệt rõ rệt nhất đó là tại bộ phận văn thư, phòng làm việc của cán bộ Hội Nông dân hiện nay không nhận hoặc nhận rất ít văn bản giấy. Tính ra, đã có hơn 2 ngàn văn bản đến và đi đã được vận hành trên Văn phòng điện tử thay thế cho hình thức sử dụng văn bản giấy, mang lại hiệu quả đáng kể cho Hội Nông dân tỉnh với ước tính sơ bộ tương đương số tiền giấy, mực in, phát chuyển nhanh… trị giá hàng triệu đồng mỗi  năm. Qua đó, góp phần rút ngắn thời gian, đồng thời tăng cường hiệu quả quản lý và tiết kiệm chi phí trong công tác điều hành nội bộ

Website Hội Nông dân tỉnh đã có hàng ngàn lượt truy cập, giới thiệu hàng trăm mô hình nông dân giỏi ứng dụng công nghệ vào sản xuất, hàng ngàn tin, bài về hoạt động hội nông dân các cấp.

Dự án đã xây dựng cơ sở dữ liệu đồng bộ, từng bước nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin trong cán bộ Hội, tổ chức quản lý cập nhật dữ liệu đầu vào tại cơ sở. Qua đó giúp lãnh đạo các cấp Hội, các phòng, ban chủ động khai thác các số liệu theo nhu cầu công tác lãnh đạo, điều hành; phát triển hội viên; theo dõi các mô hình sản xuất - kinh doanh có hiệu quả; Làm cơ sở đề xuất với Đảng và Nhà nước về các chính sách phát triển sản xuất, chuyển đổi ngành nghề, thực hiện chính sách an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân vùng nông thôn, tích cực tham gia chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới tại địa phương.

New layer...
TVB