Hoạt động Hội

Tăng cường mối quan hệ gắn bó quân dân

20/04/2020 15:07

Trong những năm qua, Hội Nông dân các cấp cùng với Bộ đội biên phòng tăng cường các hoạt động phối hợp với nhiều nội dung, hình thức đa dạng, phong phú, góp phần n định tình hình an ninh chính trị, củng cố quốc phòng-an ninh, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh.

Thực hiện công tác vận động quần chúng giữa lực lượng vũ trang nhân dân với các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội. Hội Nông dân tỉnh ký kết chương trình phối hợp hoạt động với Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh. Nội dung phối hợp được đưa vào Nghị quyết hàng năm của hai đơn vị, để từ đó triển khai đến cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang địa phương và cán bộ, hội viên Hội Nông dân các cấp trên địa bàn tỉnh.

Chương trình hỗ trợ tole hộ nghèo xã biên giới do Hội Nông dân tỉnh phối hợp công ty TNHH Ngọc Tùng triển khai từ năm 2016 đến nay

Kết quả thực hiện Chương trình phối hợp hoạt động đạt được những kết quả nổi bật cụ thể: 1) Tổ chức quán triệt giáo dục về quan điểm, mục tiêu, lý tưởng của Đảng, truyền thống của dân tộc, Quân đội, nhiệm vụ công tác quốc phòng, an ninh trong giai đoạn mới, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của hội viên Hội Nông dân đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đồng thời phối hợp tuyên truyền chính sách về tôn giáo, dân tộc, Bộ luật hình sự, Luật đất đai, Luật khiếu nại tố cáo, Luật giao thông đường bộ, Luật nghĩa vụ quân sự, Luật dân quân tự vệ, Pháp lệnh dự bị động viên... được 352 cuộc, có 66.267 lượt người tham dự. Tuyên truyền, vận động thanh niên nhập ngũ hàng năm đều đạt 100% chỉ tiêu trên giao. 2) Xây dựng tổ chức Hội Nông dân và đơn vị vững mạnh toàn diện góp phần xây dựng hệ thống chính trị ở nông thôn vững mạnh. Đến nay, 100% cơ sở Hội được củng cố nâng chất hoạt động có hiệu quả, qua đó giới thiệu và tạo việc làm cho 295 quân nhân xuất ngũ về địa phương ổn định cuộc sống. 3) Phát huy những lợi thế về tổ chức, lực lượng, điều kiện hoạt động, Lực lượng vũ trang (LLVT) địa phương tỉnh tích cực phối hợp cùng Hội Nông dân tham gia phát triển kinh tế - xã hội gắn với thực hiện các phong trào ở địa phương và phong trào“LLVT chung sức xây dụng Nông thôn mới", "Cả nước Chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”, các hoạt động "Tết quân dân”... Giai đoạn từ năm 2016-2020, có 129.927 lượt cán bộ, chiến sĩ, hội viên tham gia thực hiện trên 689.390 ngày công lao động để nâng cấp, mở rộng giao thông nông thôn; vận động cất mới, sửa chữa 279 căn nhà "Đồng đội”, "Tình đồng đội”, nhà "Tình nghĩa”, nhà "Đại đoàn kết”, "Mái ẩm tình thương”, "Ngôi nhà 100 đồng”, “Mái ấm hậu phương” với tổng kinh phí vận động hỗ trợ 13.950.000.000đ; tặng 34 thẻ BHYT, trao 50 xe đạp cho hộ nghèo với số tiền 150.520.000đ; phối hợp với trạm y tế các xã tiêm phòng vacxin sởi, ho gà, uốn ván cho 427 lượt con em hội viên-nông dân; tổ chức khám bệnh, cấp thuốc cho 19.545 lượt người, thuộc đối tượng chính sách, hộ nghèo với tổng số tiền 572.000.000đ; tặng học bổng và dụng cụ học tập cho học sinh nghèo hiếu học với số tiền 899 triệu đồng; tổ chức thăm hỏi tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo, các cơ sở thờ tự nhằm tăng cường mối quan hệ, đoàn kết giữa quân đội với các dân tộc, tôn giáo trên địa bàn, tổng số quà tặng 1.030 suất, với số tiền 309.000.000đ triệu đồng. 4) Trong 5 năm qua đã vận động cán bộ, chiến sĩ, hội viên tham gia đóng góp các quỹ “Tình đồng đội”, "Đền ơn đáp nghĩa”, "Vì người nghèo”, "An sinh xã hội”, "Bảo trợ trẻ em”, "Phòng chống thiên tai” với tổng số tiền trên 4,5 tỷ đồng, quỹ "Ấm tình hậu phương” vận động đóng góp hỗ trợ cho 103 gia đình chiến sĩ mới có hoàn cảnh khó khăn với số tiền 759.740.000 đồng. 5) Bên cạnh những hoạt động an sinh xã hội; với vai trò, chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế của từng địa phương, Hội Nông dân và Quân sự tỉnh còn đẩy mạnh xây dựng những mô hình tiêu biểu, thiết thực, cụ thể như: Mô hình “Tết Quân - Dân”: Từ năm 2015- 2017 do Bộ CHQS tổ chức mỗi năm trên địa bàn một xã, bao gồm các hoạt động tuyên truyền; lao động giúp dân; xây tặng nhà tình đồng đội, nhà đại đoàn kết, nhà tình thương; thăm tặng quà; khám bệnh, cấp thuốc cho gia đình chính sách, hộ nghèo; tặng học bổng, tập viết cho học sinh nghèo học giỏi và tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao... Tổng kinh phí vận động để tổ chức các hoạt động “Tết Quân - Dân” mỗi năm trên 6 tỷ đồng. Năm 2018-2020, Bộ CHQS tỉnh giao cho Ban CHQS 11 huyện thị, thành phố tổ chức các hoạt động “Tết Quân - Dân”, tổng kinh phí vận động trong 03 năm 20.931.975.000đ,  được cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương đồng tình hưởng ứng và tạo được sức lan tỏa sâu rộng trong xã hội. Mô hình xây tặng nhà “Đồng đội” “Tinh đồng đội” từ nguồn quỹ an sinh xã hội cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, tổng kinh phí vận động từ năm 2017-2019 là 978.555.000 đ; hỗ trợ cất mới 18 căn nhà “Đồng đội”, “Tình đồng đội” trị giá 900.000.000đ; hỗ trợ đột xuất cho cán bộ có hoàn cảnh gia đình khó khăn 75.000.000đ. Mô hình được cán bộ, chiến sĩ trong LLVT địa phương đồng tình ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ an tâm hơn trong cuộc sống, gắn bó giữa đơn vị và gia đình. Mô hình “Tình hậu phương”, đây là mô hình hỗ trợ cho gia đình chiến sĩ mới nhập ngũ hàng năm, với hình thức tố chức đêm văn nghệ gây quỹ; vận động đóng góp từ các doanh nghiệp, các mạnh thường quân. Từ năm 2016 -2019 vận động được 759.740.000đ, hỗ trợ cho 103 gia đình chiến sĩ mới có hoàn cảnh khó khăn với số tiền 659.000.000đ. Đây là mô hình có ý nghĩa thiết thực, là nguồn động viên lớn đến gia đình có thanh niên nhập ngũ, có sức lan tỏa tốt cho công tác tuyển quân hàng năm trong LLVT địa phương tỉnh. Mô hình hỗ trợ lúa giống, bò giống cho nông dân nghèo. Mô hình được triển khai thực hiện đối với những hộ nghèo như cán bộ hội viên, bộ đội phục viên, xuất ngũ, nông dân nghèo trên địa bàn tỉnh (trong đó có hỗ trợ cho dân nghèo ở Campuchia, cụ thể: Từ năm 2016 - 2019 đã vận động hỗ trợ được 22.840 tấn lúa giống, trị giá 274.080.000đ cho 457 hộ. Năm 2019 hỗ trợ 24 con bò giống sinh sản, trị giá 357.600.000đ cho 24 hộ. Đây là mô hình rất thiết thực đối với nông dân nghèo, góp phần chung tay xóa đói, giảm nghèo ở địa phương và tiếp tục được nhân rộng trong toàn tỉnh. Mô hình hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ đường thốt nốt cho người dân tộc Khơmer. Mô hình được triển khai thực hiện từ năm 2016 đến nay trên địa bàn huyện Tri Tôn, Tịnh Biên. Hội Nông dân tỉnh đã vận động Tổ chức AsiaDHRRA là đơn vị tài trợ chính trong thực hiện mô hình, qua đó đã tổ chức tập huấn, hỗ trợ dụng cụ làm lò đường, máy đánh đường; tạo việc làm ổn định tại chỗ cho 400 hộ, với 900 lao động là người dân tộc Khơmer nghèo. Đây là mô hình giúp cho người dân tộc Khơmer vùng biên giới phát huy và giữ gìn làng nghề truyền thống, làm ra sản phẩm chất lượng, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, đồng thời thắt chặt thêm mối quan hệ đoàn kết giữa tổ chức đoàn thể, quân sự với hội viên-nông dân, cũng như góp phần thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta.

Sản phẩm đường thốt nốt do Hội Nông dân tỉnh hỗ trợ nông dân Khmer 2 huyện Tri Tôn, Tịnh Biên thực hiện

Có thể thấy hiệu quả công tác phối hợp giữa Hội Nông dân và cơ quan Quân sự thời gian qua đã phát huy tiềm năng, ưu thế từng đơn vị, tạo nên sức mạnh tổng hợp, trên cơ sở thực tiễn, phù hợp với từng địa phương; không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đa dạng hóa các hình thức phối hợp tuyên truyền, vận động, thông qua các chương trình, việc làm cụ thể, góp phần mang lại hiệu quả thiết thực đến các tầng lớp nhân dân trong tỉnh; qua đó thể hiện được sự đồng tình, gắn bó giữa cán bộ, chiến sĩ LLVT địa phương và cán bộ, hội viên Hội Nông dân về việc xây dựng củng cố thế trận an ninh nhân dân và quốc phòng toàn dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình hiện nay./.

Ngọc Dung