Kinh tế - xã hội

Nông dân Long Hòa thu nhập ổn định từ Mô hình trồng cà na Thái

21/06/2019 16:44

Xưa, cà na là loại cây hoang dại, ít ai trồng vì trái cà na có giá trị kinh tế không cao. Nay, loại trái cây này lại trở thành mặt hàng được nơi phố thị ưa chuộng, vì thế cung không đủ cầu.

Cây cà  na cũng được nông dân ở nhiều tỉnh miền Tây bắt đầu trồng lại, nắm bắt xu hướng này, nông dân Bành Văn Nhứt, ở ấp Long Thạnh 2, xã Long Hòa, huyện Phú Tân đã chuyển đổi gần 03 công đất ruộng để trồng ca na, bước đầu đem lại nguồn kinh tế ổ định.

Nông dân Bành Văn Nhứt, ở ấp Long Thạnh 2, xã Long Hòa đang chia sẽ kỹ thuật

Giống cây cà na của nông dân Nhứt chọn trồng là cà na Thái hay còn gọi là cà na tứ quý, cây cho trái quanh năm, năng suất rất cao. Ngoài ra, giống cây cà na này chịu hạn rất tốt, khoảng 10 ngày có thể tưới 01 lần, ít bị sâu bệnh tấn công nên hạn chế được tối đa lượng phân thuốc. Từ lúc trồng cây giống tới lúc thu hoạch khoảng 8 tháng, mỗi năm cho 03 mùa trái, khác với loại cây cà na thông thường chỉ cho 01 mùa trái trong năm. Thương lái chủ động liên hệ đến tận vườn đặt mua. Khách hàng của ông chủ yếu ở các huyện, thị như Châu Phú, Tân Châu, Châu Đốc, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp... Nông dân Bành Văn Nhứt, ở ấp Long Thạnh 2, xã Long Hòa chia sẽ: “Tôi trồng cây cà na này được hơn 24 tháng, vụ đầu tiên tôi thu hoạch được 1.500 kg, thương lái lại mua tương đối cao 45.000 đồng/kg, thì trừ chi phí gia đình tôi còn lợi nhuận trên 45 triệu đồng/vụ, nếu so trồng lúa, nếp như hiện nay thì trồng ca na lợi nhuận gấp 03, 04 lần.

Ông Nguyễn Minh Hiền - Chủ tịch HND xã Long Hòa (đứng giữa) đang tham quan vườn cá na của ông Nhứt

          Cây cà na tứ quý dễ trồng, không tốn công chăm sóc, trái to, thịt nhiều, hột nhỏ, vị chua không đắng chát, sản lượng rất cao. Trái cà na được chế biến thành các món ăn chơi như: Ngâm muốt ớt, ngào đường, ngào muối ớt đường, sên đường, làm mứt, ngâm nước mắm,… đặc biệt món rượu cà na cũng đang được ưa chuộng. Nhờ trồng ca na mà đã giúp cho kinh tế gia đình lão nông Bành Văn Nhứt khấm khá hơn,cuộc sống đã ổn định. Nông dân Bành Văn Nhứt, ở ấp Long Thạnh 2, xã Long Hòa cho biết thêm: “Trong thời gian tới, Tôi sẽ tiếp tục mở rộng thêm các diện tích còn lại, tôi sẽ trồng xen kẽ thêm Mít, qua đây tôi cũng mong các cấp chính quyền tiếp tục hỗ trợ vốn, kỹ thuật để nông dân tụi tôi có thêm mớ vốn, nắm được kỹ thuật để trồng theo công nghệ cao, không gây ô nhiễm môi trường…

Mô hình trồng cà na của nông dân Nhứt là một trong những mô hình chuyển đổi giống cây trồng thành công của xã Long Hòa trong thời gian qua. Qua đó, góp phần thúc đẩy nông dân xã nhà tích cực tham gia chuyển đổi cơ cấu cây trồng giai đoạn 2019 - 2020 theo Nghị quyết 11 của Huyện ủy Phú Tân. Ông Nguyễn Minh Hiền - Chủ tịch Hội Nông dân xã Long Hòa cho biết:“Để thực hiện tốt chủ đề Năm nông nghiệp của huyện và năm khởi nghiệp của Hội nông dân tỉnh. Hội nông dân xã đã chủ động tuyên truyền vận động các Hội viên nông dân chuyển kinh tế nông nghiệp từ trồng lúa, nếp, đất vườn tạp kém hiệu quả sang trồng cây căn trái, trong đó phải kể đến là mô hình trồng ca na thái của anh Nhứt, chỉ trồng cá 02 công đất thôi mà đem lại lợi nhuận rất cao, so trồng lúa thì lợi nhuận cao gấp 3, 4 lần. Trong giai đoạn hiện nay, bà con nông dân trồng lúa, nếp thì sức cạnh tranh còn thấp hơn so trồng cây ăn trái, có múi, qua đây Hội nông dân xã cũng mong bà con hãy xem xét, nghiên cứu chuyển những vùng đất trồng lúa nếp, đất vườn tạp kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái…

Hiện toàn xã Long Hòa có trên 17 hecta trồng cây ăn trái, gồm các loại như: Bưởi, ổi, mãng cầu, chanh, xoài… Thời gian tới xã Long Hòa sẽ tiếp tục vận động nông dân có đất trồng kém hiệu quả và vườn tạp chuyển sang trồng vườn cây ăn trái, để nâng cao thu nhập ổn định đời sống./.

Nguyễn Thắng.