Phong trào nông dân

An Giang: Tiếp và làm việc với Ban Quản lý Dự án Quỹ Toàn cầu Phòng chống lao

05/12/2018 08:00

Vừa qua Ban Quản lý Dự án Quỹ Toàn cầu Phòng chống lao, Trung ương Hội nông dân Việt Nam (TW HNDVN) do Ông Lê Anh Dũng - UV.BTV - Trưởng Ban Xã Hội dân số & Gia đình TW HNDVN (Kiêm giám đốc dự án) có buổi làm việc tại An Giang

Tiếp đoàn có ông  Châu Văn Ly - Tỉnh ủy viên - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh An Giang (Kiêm Tổ trưởng Tổ chống lao cấp tỉnh) cùng các thành viên trong tổ chống lao tỉnh. 

Theo báo cáo Tổ chống lao tỉnh An Giang tính đến nay, toàn tỉnh có 3.485 bệnh nhân lao đang được điều trị. Theo nhận định của về tình hình bệnh lao ở Việt Nam và trên địa bàn tỉnh An Giang (Mỗi năm cả nước có 130 ngàn ca lao mắc mới, trong đó có 13 ngàn ca lao là trẻ em. Riêng An Giang dịch tễ lao rất cao, đứng hàng thứ 3 trong toàn quốc. Hiện An Giang không chỉ phát hiện lao thường, đã có lao kháng thuốc và lao siêu kháng thuốc).  Riêng tại các 5 xã của 4 huyện được chọn thực hiện dự án có tổng cộng 35 ấp, với 21.573 hộ, có 92.749 nhân khẩu. Theo báo cáo thống kê của các xã gởi về trước khi tham gia thực hiện dự án thì tại 5 xã có tổng cộng 88 bệnh nhân lao đang điều trị tại tuyến xã.

Trước tình hình trên Ban Quản lý Dự án Quỹ Toàn cầu Phòng chống lao, Trung ương Hội nông dân Việt Nam đã chọn và triển khai dự án phòng chống lao tại 5 xã của 4 huyện tham gia dự án gồm: xã Mỹ Khánh - TP. Long Xuyên, thị trấn An Châu - huyện Châu Thành; xã Mỹ Hội Đông - huyện Chợ Mới; xã Núi Tô và xã Châu Lăng - huyện Tri Tôn của tỉnh An Giang.

Qua thời gian triển khai thực hiện từ tháng 07/2018 đến nay Tổ chống lao cấp tỉnh  đã thành lập Tổ chống lao với 5 thành viên tham gia, Tại tại 5 xã với 40 thành viên tham gia và đã tổ chức 01 lớp tập huấn nâng cao nhận thức, kỹ năng truyền thông phòng chống lao cho cán bộ thực hiện dự án cấp tỉnh, huyện và 55 hội viên, nông dân của 5 xã thuộc 4 huyện tham gia dự án. Tổ chống lao cấp tỉnh còn tổ chức 5 lớp tập huấn đào tạo cán bộ Hội Nông dân tuyến xã tham gia dự án có 100 đại biểu là hội viên, nông dân, Ban chỉ đạo, Ban quản lý của dự án của cấp xã tham dự.

Ban quản lý dự án tại 5 xã đã thành lập “Chi hội Nông dân phát hiện lao sớm” đã tiến hành tổ chức sinh hoạt mô hình được 15 buổi có 850 lượt người tham dự, với các nội dung tuyên truyền vận động người dân khám và điều trị lao theo phát đồ; vận động và giới thiệu người nghi mắc lao đi xét nghiệm, điều trị đúng tuyến về cách phát hiện lao sớm, và cách chăm sóc người bệnh tại nhà. Qua các buổi sinh hoạt mô hình đã góp phần nâng cao nhận thức và sự hiểu biết của người dân về lợi ích trong việc khám, thử đàm khi có dấu hiệu mắc bệnh cũng như việc duy trì điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ; cách phòng ngừa lây lan và chăm sóc người bệnh tại nhà. Tại các buổi sinh hoạt mô hình có 250 hộ đã thực hiện cam kết tham gia thực hiện dự án Quỹ toàn cầu về phòng chống lao. Các hộ đã tuân thủ và tham gia rất nhiệt tình trong việc tuyên truyền, vận động người nghi mắc lao đi khám và điều trị đúng tuyến, cũng như tích cực tham gia sinh hoạt mô hình “Chi Hội nông dân phát hiện lao sớm” ở địa phương. Bên cạnh đó, các mô hình còn lồng ghép tuyên truyền các chủ trương, chính sách có liên quan đến tình hình sản xuất và đời sống của người dân, tuyên truyền về các chính sách về an sinh xã hội, các chương trình và hoạt động của Hội Nông dân...

Qua đó đã giới thiệu được 381 lượt người đi thử đàm tại trạm y tế địa phương. Đến thời điểm tháng 11, tại 5 xã tham gia dự án có tổng cộng 62 người nhiễm lao và điều trị theo DOTS Ngoài ra, Ban quản lý dự án cấp xã đã tổ chức đoàn đến thăm và tặng quà cho 48 gia đình có người mắc bệnh lao tại địa phương..Phối hợp tốt với Trạm Y tế, Đài truyền thanh của các xã đã viết 30 tin bài tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh với các nội dung về công tác phòng chống lao, vận động người nghi mắc lao đi khám và điều trị theo phát đồ (DOTS). Qua các buổi truyền thông đã giúp cho người dân có thêm kiến thức về bệnh lao, việc phòng chống bệnh lao là trách nhiệm của mọi người, không nên kỳ thị, xa lánh người mắc bệnh cũng như cách chăm sóc người bệnh tại nhà.

Tại buổi làm việc Đoàn đã góp nhiều ý kiến quý báu trong công tác triển khai thực hiện trong thời gian tới. Theo đánh giá, nhìn chung  các hoạt động được Tổ chống lao cấp tỉnh triển khai một cách đồng bộ và có kế hoạch cụ thể, hoàn thành được các nội dung và kế hoạch đã đề ra. Các xã tham gia dự án đã tranh thủ sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo dự án cấp xã trong công tác phối hợp tốt với các ngành ở địa phương trong triển khai thự hiện dự án.

Qua đó đoàn đã trao phần quà đến Ban chỉ đạo và Ban quản lý dự án xã Mỹ Khánh - TP. Long Xuyên. Đoàn cũng ghi nhận những kiến nghị, đề xuất của địa phương, đồng thời đề nghị Tổ chống lao cấp tỉnh, Ban chỉ đạo và Ban quản lý dự án tại xã cần tập trung làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, trong đó phát huy vai trò của các tổ chức, đoàn thể chính trị xã hội; xây dựng lộ trình thực hiện dự án phòng, chống lao của tỉnh An Giang giai đoạn 2018 - 2020. Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền nhằm từ đó từng bước thay đổi nhận thức và nâng cao sự hiểu biết của người dân về bệnh lao để họ chủ động hơn trong việc phát hiện, phòng, chống bệnh cho chính bản thân họ và cộng đồng.Tiếp tục hỗ trợ và tạo điều kiện cho người bệnh hòa nhập với cuộc sống cộng đồng, hỗ trợ mọi mặt về đời sống và tinh thần cho họ như đào tạo nghề, hỗ trợ vốn sản để họ an tâm sản xuất cải thiện cuộc sống.

Trường Sang