Trung tâm Dạy nghề & Hỗ trợ Nông dân

An Giang: Xây dựng nhiều mô hình hiệu quả

26/10/2021 15:08

Trong 5 năm qua, Hội Nông dân An Giang đã triển khai thực hiện công tác Hội và phong trào nông dân bằng những chương trình, nội dung cụ thể, đem lại hiệu quả thiết thực.

Các cấp Hội đã triển khai xây dựng nhiều mô hình như mô hình: “Vận  động cán bộ, hội viên nông dân tham gia Chi Hội Nông dân nghề nghiệp, Tổ Hội  Nông dân nghề nghiệp gắn với bao tiêu sản phẩm”;  “Vận động cán bộ,  hội viên nông dân tham gia Hợp tác xã, Tổ hợp tác gắn với bao tiêu sản phẩm”. Các mô hình này đã vận  động, hướng dẫn nông dân ứng dụng kỹ thuật 3 giảm 3 tăng và 1 phải 5 giảm trên  cây lúa, triển khai áp dụng quy trình canh tác lúa bền vững (tiêu chuẩn SRP), giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất, góp phần giảm ô nhiễm môi trường và an toàn  thực phẩm.

Hội đã phối hợp với  chuỗi siêu thị Coopmart, chợ Mỹ Bình, chợ Long Xuyên, địa bàn xã Mỹ Hòa Hưng, phường Mỹ Thạnh; chuỗi Lúa Nhật với công ty Phú Sĩ và Angimex – Kitoku tiêu thụ nông sản cho nông dân. Trước đó cán bộ Hội tuyên truyền, vận động nông dân đăng ký tham gia chuỗi liên kết sản xuất – tiêu thụ, các nội dung phối hợp được triển khai đến xã  phường.

Trong 05 năm, các cấp Hội đã tuyên truyền, vận động nông dân sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp  bảo đảm an toàn, với số lượng  2.162 cuộc cho 55.812 lượt người dự.

Hội ND nhiều địa phương đã chủ động xây dựng kế hoạch như Hội Nông dân huyện Chợ Mới  đẩy mạnh công tác vận động, hướng dẫn,  hỗ trợ nông dân sản xuất theo các tiêu chuẩn an toàn, VietGAP, GlobalGAP, sản  xuất hữu cơ... Đồng thời, vận động nông dân áp dụng công nghệ cao vào sản xuất,  tạo tiền đề để áp dụng các tiêu chuẩn an toàn được thuận lợi hơn.

Tiêu biểu như đã quy hoạch được vùng trồng rau màu an toàn tại xã Kiến An (80 ha), vùng sản xuất  xoài 3 màu đạt tiêu chuẩn VietGAP ở ba xã Cù Lao Giêng (600 ha ở xã Tấn Mỹ, Mỹ Hiệp và Bình Phước Xuân), vùng trồng bắp non đạt chuẩn GlobalGAP ở xã Mỹ An… Ngoài ra, còn có các mô hình đang được đầu tư, áp dụng tiến bộ khoa học, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất như: Mô hình lá tía tô xuất khẩu,  đậu  nành  xuất khẩu, mận trùm lưới; trồng dưa lưới, dưa lê trong nhà lưới; trồng rau an toàn trong nhà màng; nuôi lươn không bùn; nuôi vịt - gà thịt khép kín; trồng bắp nuôi bò; trồng xoài  VietGAP xuất khẩu…

Hay như Hội ND Thị xã Tân Châu đẩy mạnh công tác vận động, hướng dẫn, hỗ trợ nông dân sản xuất theo các tiêu chuẩn an toàn, VietGAP, sản xuất hữu cơ... Tiêu biểu như đã quy hoạch được vùng  trồng rau màu an toàn tại Tân Thạnh (145 ha), trồng cây ăn trái Vĩnh Hòa (50ha), vùng trồng cây ăn trái Vĩnh Xương - Phú Lộc (420ha),… có 03 sản phẩm được cấp  giấy chứng nhận sản phẩm OCOP của thị xã: Tương hột Thanh Hồ (04 sao), Tung lò  mò ANAS và mắm cá mè vinh Ba Lộc (03 sao).

Ngoài ra, còn có các mô hình đang  được đầu tư, áp dụng tiến bộ khoa học, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất như:  Mô hình Nuôi cá lóc thịt, sản xuất gà giống trong vườn cây ăn trái; sản xuất  khô- nước mắm bằng cá lóc, sặc rằn, sản xuất xoài theo tiêu chuẩn VietGAP; nuôi cá thác lác còm (nàng hai) - cá trình; Mô hình VAC, THT xoài thơm  Vĩnh Hòa; Mô hình sử dụng hệ thống tưới phun cho vườn bưởi; mô hình đa canh  (sen, chuối sáp, sầu riêng); THT nuôi lươn; Nuôi trồng thủy sản  (cá bè: diêu hồng, basa); trồng rau theo hướng an toàn; Vịt siêu thịt trên sàn lưới;  Nấm linh chi, vườn mai kiểng; Chăn nuôi bò khép  kín; chuyên canh bưởi; ươm cây giống ứng dụng  công nghệ cao ; trồng hoa kiểng kết hợp dưa lưới  trong nhà lưới; THT cấy và sản xuất lúa giống cộng đồng, sản xuất và tiêu thụ rau …

Hội Nông dân huyện Châu Phú hiện nay cũng có 08 sản phẩm được cấp giấy chứng  nhận sản phẩm OCOP như: Sản phẩm chuối sấy; Khoai môn sấy; Mít sấy của công ty Gia Bảo xã Mỹ Đức; Mật ong của cơ sở Cẩm Tú xã Bình Mỹ; Rượu Đinh Lăng của cơ sở Ngọc Hân xã Bình Long; Nhãn xuồng của HTX SX TMDV Du lịch Khánh Hoà;  Xoài cát hoà lộc sấy dẻo và bưởi xa xanh của Công ty Vườn Bà Ba xã Khánh Hoà.

Ngoài ra, còn có các mô hình đang được đầu tư, áp dụng tiến bộ khoa học, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất như: Mô hình trồng sầu riêng, nuôi Trùn Quế; trồng táo trong nhà lưới; trồng rau an toàn trong nhà màng;  nuôi Lươn không bùn; nuôi lươn VietGAP xuất khẩu,…

Hội Nông dân huyện Tịnh Biên lại đẩy mạnh các mô hình ứng dụng công nghệ cao như trồng dưa trong nhà lưới; trồng Măng Tây xanh; sản xuất đường thốt nốt và thủ  công mỹ nghệ từ cây thốt nốt; ứng dụng công nghệ cao trên cây ăn trái (mãng cầu, hồng quân, quýt hồng trên Núi Cấm…); nuôi nai lấy Nhung; nuôi Chồn đen sinh  sản; Bột huyền tinh Xuân Đạt và sản xuất lúa giống chất lượng cao…

Đặc biệt trong sản xuất lúa mô hình ứng dụng kỹ thuật 3 giảm 3 tăng và 1 phải  5 giảm trên cây lúa, triển khai áp dụng quy trình canh tác lúa bền vững (Tiêu chuẩn  SRP) được các cấp Hội phối hợp với các ngành chức năng triển khai và ứng dụng  rộng rãi trong quá trình sản xuất giúp nông dân tiết kiệm chi phí, góp phần giảm ô nhiễm môi trường và an toàn thực phẩm.

Có thể nói thông qua việc xây dựng các mô hình tiêu biểu, bộ mặt nông thôn, đời sống vật chất và tinh thần của người dân cải thiện rõ  rệt. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng. Hệ thống chính trị ở nông thôn hoạt động ngày càng hiệu quả; an ninh chính  trị, trật tự an toàn xã hội ở nông thôn được giữ vững. Từ các phong trào thi đua sản xuất đã xuất hiện nhiều tấm gương tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong công tác  dân vận khéo và ngày càng lan tỏa những mô hình hiệu quả tại địa phương.

Ngô Trọng (theo: hoinongdan.org.vn)