Hoạt động Hội

Hội Nông dân An Giang tham gia “Đóng góp dự thảo Luật đất đai (sửa đổi)”

10/03/2023 08:57

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc lấy ý kiến đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) dó Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức. Hội Nông dân An Giang tham gia đóng góp như sau.

1. Điều 5. Người sử dụng đất. Dự thảo luật quy định “Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất; thuê lại đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao theo quy định của Luật này”.

Trong quy định tại Điều 5 có 2 cụm từ “nhận chuyển quyền sử dụng đất”, “thuê lại”. Đề nghị sửa lại thành cụm từ như sau: “nhận, chuyển quyền sử dụng đất” và “cho thuê, thuê lại”.

Tại khoản 2Dự thảo luật quy định Hộ gia đình sử dụng đất gồm những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, có quyền sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành (sau đây gọi là hộ gia đình). Đề nghị bổ sung cụm từ: “do đóng góp công sức, tiền của để cùng nhau tạo lập nên hoặc được tặng cho chung, được thừa kế chung” vào cuối quy định tại Khoản 2, Điều 5 nhằm xác định tư cách thành viên gia đình trong sử dụng dất chung của hộ.

2. Tại “khoản 4, Điều 49 Tổ chức kinh tế được nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp phải có phương án sử dụng đất nông nghiệp được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận.        Đề nghị giới hạn đối tượng được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa vì nếu mở rộng có thể sẽ ảnh hưởng đến việc đảm bảo đất sản xuất cho nông dân

3. Điều 71. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Đề nghị phải có nguyên tắc điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là cơ chế ngăn ngừa các nhóm lợi ích tác động vào điều chỉnh quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất vì lợi ích riêng.

4. Điều 73. Công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Tại Điều 73 dự thảo Luật bao gồm công bố tại trụ sở cơ quan và trên cổng thông tin điện tử. “Tuy nhiên, cũng cần xem xét liệu có cần bổ sung thêm hình thức nào khác để đảm bảo toàn bộ tổ chức, cá nhân sử dụng đất đều được thông tin về nội dung quy hoạch. Ví dụ như đối với những vùng nông thôn chưa phát triển và khó khăn trong việc di chuyển, cơ quan chính quyền có thể tổ chức các buổi họp tại trụ sở cơ quan, nhà văn hóa địa phương hoặc dùng hình thức phát phiếu thông tin tận nhà”.

5. Điều 74. Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Tại Điều 74 dự thảo Luật quy định hàng năm Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức rà soát, xử lý và công bố công khai việc hủy bỏ thu hồi đất, chuyển mục đích đối với đất đã được ghi trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện mà sau 03 năm không thực hiện. Đề nghị cân nhắc thời hạn 03 năm, và nếu cần thiết nên rút ngắn thời gian để đảm bảo được cuộc sống của người dân ở nơi có quyết định thu hồi đất được ổn định và không làm xáo trộn cuộc sống.

 6. Điều 78. Thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng

Tại điểm a, khoản 2, cần thể hiện rõ dự án xây dựng nhà ở tập trung cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp tốt cả vật chất và tinh thần. Vì hiện nay đời sống tinh thần của người lao động ở các khu tập trung cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp đang rất hạn chế.

Dự thảo Luật cần giải thích rõ các tiêu chí thế nào là vì lợi ích công cộng để tránh việc lạm dụng vì lợi ích của tư nhân chứ không phải vì lợi ích công cộng.

7. Điều 85. Trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh,phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng

Tại “khoản 2 về việc xây dựng và thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm”. Theo thực tế triển khai thì còn thiếu nội dung “xác định giá đất cụ thể phục vụ bồi thường đất”. Vì vậy cần bổ sung thêm nội dung này sau khi thông báo thu hồi đất, đo đạc địa chính khu đất và tiến hành trước thời điểm họp dân kiểm đếm. Vì thông thường khi tiến hành kiểm đếm thì người dân luôn hỏi chính sách bồi thường, trong đó người sử dụng đất quan tâm nhất là giá bồi thường đất.

8. Tại “khoản 2, Điều 89 Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm người có đất bị thu hồi có chỗ ở, đảm bảo thu nhập và điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ”.  Vậy thì dự thảo luật cần thể chế hóa các quy định với tiêu chí “tốt hơn nơi ở cũ”. Vì Với những người dân khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án, họ mong muốn đảm bảo các điều kiện cụ thể hỗ trợ tái định cư. Ngoài ra, để đảm bảo tính công khai, minh bạch, chúng ta phải có quy định về mức sống tối thiểu ở nơi tái định cư và cần thực hiện đào tạo nghề, tạo việc làm, tổ chức lại sản xuất, ổn định đời sống lâu dài cho người có đất bị thu hồi.

9. Điều 123. Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất

Tại điểm b, c, d,  khoản 1 Dự thảo Luật quy định như sau: b) Giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức tôn giáo;c) Giao đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;d) Cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Đề nghị nhập điểm b, c, d lại thành 1 điểm như sau: “Giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài” và dề nghị thể chế hóa những tiêu chí cụ thể là trường hợp nào “giao dất” trường hợp nào “cho thuê đất”

10. Tại Điều 225 của dự thảo Luật quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp về đất đai theo hướng chuyển toàn bộ sang cho Tòa án nhân dân giải quyết; Ủy ban nhân dân các cấp không giải quyết tranh chấp đất đai mà chỉ cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất để làm căn cứ cho Tòa án nhân dân giải quyết.

          Nhằm giảm tải cho Tòa án  đề nghị giữ như quy định hiện hành đối với trường hợp tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất thì được lựa chọn cơ quan giải quyết là Tòa án nhân dân hoặc Ủy ban nhân dân…

BBT