Trung tâm Dạy nghề & Hỗ trợ Nông dân

Hội nghị trực tuyến đánh giá tình hình thực hiện kết luận Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam

23/03/2023 16:52

Chiều ngày 23/3, Hội Nông dân Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến đánh giá tình hình thực hiện kết luận số 454 của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về một số nhiệm vụ trọng tâm của các Trung tâm Hỗ trợ nông dân.

Tại điểm cầu An Giang có Bà Võ Thị Thủy Tiên - Phó Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; Ông Nguyễn Minh Đức - Phó Chủ tịch Hội Nông dân; Ông Nguyễn Sĩ Lâm - Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn; đại diện Phòng, Ban, Trung tâm Hội Nông dân tỉnh An Giang

Theo đó, hiện nay cả nước có 01 Trung tâm ở Trung ương Hội và 51 Trung tâm ở các tỉnh/thành phố. So với thời điểm Ban Chấp hành Trung ương Hội ban hành Kết luận 454-KL/HNDTW giảm 01 Trung tâm (Trung tâm của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sát nhập vào Trung tâm Khuyến nông tỉnh). Trong đó, có 22 Trung tâm đã được phê duyệt phương án tự chủ tài chính; 03 Trung tâm ở mức tự đảm bảo 100% kinh phí chi thường; 01 Trung tâm ở mức tự đảm bảo chi thường xuyên từ 70% đến dưới 100%; 06 Trung tâm ở mức tự đảm bảo chi thường xuyên từ 30% đến dưới 70%; 04 Trung tâm ở mức tự đảm bảo chi thường xuyên từ 10% đến dưới 30% và 14 Trung tâm đã xây dựng phương án tự chủ tài chính nhưng chưa được phê duyệt. Cơ bản các Trung tâm đã được phê duyệt Đề án tổ chức, bộ máy. Có 9 Trung tâm đã xây dựng vị trí việc làm. Về biên chế được giao hiện có của các Trung tâm là 286 biên chế. Công chức Hội Nông dân tỉnh kiêm nhiệm hoạt động của Trung tâm là 54 người.

Về đầu tư cơ sở vật chất của các Trung tâm: Tính đến nay, Trung ương Hội Nông dân đã được Chính phủ bố trí vốn để đầu tư xây dựng và nâng cấp, bổ sung trang thiết bị 37 Trung tâm tại 37 tỉnh, thành phố (trong đó đầu tư xây dựng mới 27 trung tâm và đầu tư nâng cấp, bổ sung trang thiết bị 10 trung tâm). Quy mô đầu tư và công năng hoạt động của các trung tâm cơ bản giống nhau, gồm: 01 Nhà học - Nhà hành chính (gồm các phòng học, hội trường, phòng hội thảo, phòng làm việc của cán bộ, giáo viên); 01 ký túc xá - nhà ăn (đối với mỗi trung tâm xây dựng mới có khoảng 28 phòng nghỉ khép kín dành cho học viên và 01 phòng ăn lớn, 01 phòng ăn nhỏ); 01 khu nhà xưởng thực hành. Các hạng mục được thiết kế đảm bảo cùng một thời điểm có thể bố trí 02 - 03 cuộc hội thảo với quy mô 40 - 50 người/cuộc và từ 200 - 300 học viên trên cùng một thời điểm. Ngoài ra các trung tâm đều được đầu tư trang thiết bị như bàn ghế, giường tủ, âm thanh, loa máy, thiết bị giảng dạy, đáp ứng các yêu cầu về tổ chức hội thảo, hội nghị, đào tạo nghề, tư vấn việc làm cho nông dân và các hoạt động dịch vụ liên quan khác. Tính đến 20/3/2023, có 27 dự án đầu tư xây dựng mới và cải tạo nâng cấp các Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân cấp tỉnh đã được phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành.

Trung tâm Hỗ trợ nông dân các tỉnh, thành Hội đã có nhiều hoạt động tư vấn, hỗ trợ nông dân với nhiều hình thức đa dạng, cụ thể: Phối hợp với các công ty sản xuất phân bón hằng năm cung cấp hàng nghìn tấn phân bón theo hình thức trả chậm cho hội viên; Cung ứng cho hội viên hàng nghìn giống cây trồng, vật nuôi; cung cấp thức ăn gia súc, vật tư nông nghiệp qua đó tạo điều kiện giúp hội viên phát triển các mô hình sản xuất hiệu quả; Mở nhiều lớp tập huấn về khoa học kỹ thuật để nâng cao trình độ sản xuất cho nông dân, xây dựng nhiều mô hình sản xuất phát triển kinh tế; Tổ chức được nhiều cuộc hội thảo, hội nghị, triển lãm, hội chợ để kết nối, nâng cao các hoạt động sản xuất và tiêu thụ nông sản; Tổ chức đào tạo Đại học liên...

Hội nghị có 22 phát biểu thảo luận, kiến nghị và đề xuất của các Ban Trung ương và tỉnh, thành Hội như:

Hướng dẫn thống nhất tên gọi, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, vị trí việc làm đảm bảo không chồng chéo và thống nhất từ Trung ương đến địa phương; Ban hành các hướng dẫn về xây dựng Đề án quản lý, khai thác tài sản công, phương án tự chủ tài chính.

Ban hành Quy chế phối hợp giữa Trung tâm Hỗ trợ nông dân nông thôn Trung ương Hội với các ban, đơn vị trực thuộc Trung ương Hội; Hội Nông dân và Trung tâm Hỗ trợ nông dân các tỉnh, thành phố.

Trung ương Hội làm việc với Bộ Lao động - Thương binh và xã hội có giải pháp tháo gỡ khó khăn trong cấp giấy phép hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

Phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng, ban hành danh mục và đơn giá dịch vụ các hoạt động sự nghiệp công để Hội Nông dân các tỉnh có căn cứ đề xuất Uỷ ban nhân dân tỉnh giao nhiệm vụ và hỗ trợ kinh phí cho Trung tâm thực hiện.

Quan tâm phối hợp đánh giá đúng thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có của các Trung tâm để có kế hoạch đầu tư hoặc đề nghị Uỷ ban nhân dân các tỉnh quan tâm đầu tư nâng cấp, bổ sung trang thiết bị cho Trung tâm

Hàng năm, tiếp tục quan tâm phân bổ kinh phí thực hiện các chương trình từ Trung ương Hội Nông dân cho các Trung tâm thực hiện các nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

TVB