Phát huy và khai thác hiệu quả đặc sản vùng 7 núi
Tri Tôn và Tịnh Biên là 2 huyện miền núi với thế mạnh trong việc phát triển các loại cây dược liệu như: chùm ngây, cây chúc, đinh lăng, hà thủ ô…Bên cạnh đó, không thể không kể đến đặc sản đặc trưng của 2 huyện, mà không thể xen lẩn với các địa phương khác đó là cây Thốt Nốt.
Được sự hỗ trợ Hội Nông dân tỉnh An Giang, thông qua dự án “Nâng cao năng lực khai thác, chế biến và sản xuất đường thốt nốt cho hộ dân tộc Khmer, trên địa bàn 2 huyện Tri Tôn, Tịnh Biên”, được Hội triển khai từ năm 2016 đến nay, mà đời sống nhiều hộ dân nơi đây ngày càng khá hơn trước, thu nhập được cải thiện.
Hộ dân khai thác nước thốt nốt, xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn
Dự án đã triển khai nhiều hoạt động như hỗ trợ hộ nông dân khai thác chế biến đường thốt nốt thông qua việc tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn hộ nông dân quy trình sản xuất đường thốt nốt an toàn, hợp vệ sinh; hỗ trợ máy đánh đường, gắn với việc xây dựng nhãn mác hàng hóa, nhằm mục tiêu nâng cao giá trị sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng người dân trong và ngoài tỉnh. Từ đó, giúp hộ dân phát huy giá trị kinh tế của loại cây thốt nốt đặc sản tại địa phương, nâng cao thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo trong đồng bào dân tộc Khmer.
Hộ dân xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn được dự án hỗ trợ máy đóng họp sản phẩm đường thốt nốt
Bên cạnh việc khai thác chế biến đường thốt nốt, nhiều hộ dân còn chế biến nhiều sản phẩm đặc trưng từ cây thốt nốt như: bánh bò thốt nốt, mứt thốt nốt, thạch thốt nốt, nước thốt nốt đóng chay, kem thốt nốt…nhằm đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu du khách đến địa phương thưởng thức đặc sản vùng 7 núi. với 100 cây thốt nốt, trong 1 ngày hộ gia đình đã thu hoạch và nấu trên 200 lít nước thốt nốt, với giá bán 15.000 đồng/0,5 lít nước thốt nốt đóng chay, và 10.000 đồng/ly kem thốt nốt, thu nhập trung bình của gia đình, ước tính khoảng 1.000.000 đồng/ngày.
Cách sơ chế nước thốt nốt trước khi đóng chai của hộ dân xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn
Sản phẩm nước thốt nốt lạnh được đóng chai
Đặc sản kem thốt nốt
Trưng bày và bán sản phẩm đường thốt nốt của hộ dân xã Tân Lợi, huyện Tịnh Biên
Trong thời gian tới, Hội Nông dân tỉnh đang tiếp tục đề xuất nhà tài trợ triển khai giai đoạn II dự án, nhằm liên kết hộ dân sản xuất đường thốt nốt và các sản phẩm chế biến từ trái cây thốt nốt, để thành lập mô hình tổ liên kết sản xuất, tiến tới xây dựng mô hình hợp tác xã, đẩy mạnh xây dựng thương hiệu sản phẩm. Qua đó, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm chế biến từ cây thốt nốt, bảo tồn giá trị làng nghề truyền thống gắn với giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập người dân địa phương./.
Tin khác
- Ra mắt Chi Hội nông dân nghề nghiệp và Câu lạc bộ nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi.
- Xây dựng mô hình điểm về phát triển loại hình kinh tế hợp tác trong nông dân gắn với bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp
- Hiệu quả từ việc chuyển đổi mô hình trồng lúa sang cây ăn trái
- Phát huy hiệu quả mô hình Hội quán
- Hội quán nông dân mô hình giúp nông dân liên kết sản xuất, làm giàu