Hội thảo phòng trừ, quản lý rầy nâu vụ Đông Xuân 2018 - 2019
Nhằm giúp bà con nông dân hiểu và phòng trừ, quản lý rầy nâu vụ Đông Xuân 2018 - 2019.
Ngày 01/03/2019, tại UBND xã Tây Phú, huyện Thoại Sơn, Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh An Giang phối hợp Trạm Trồng trọt & bảo vệ thực vật huyện, UBND xã Tây Phú tổ chức Hội thảo phòng trừ, quản lý rầy nâu vụ Đông Xuân 2018 - 2019.
Tại buổi hội thảo, hơn 30 bà con nông dân của 2 xã Tây Phú, An Bình được các cán bộ của Chi cục trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh An Giang, Trạm trồng trọt và bảo vệ thực vật huyện, Trạm khuyến nông huyện trang bị thêm các kiến thức về các biện pháp phòng trừ rầy nâu, hướng dẫn cách sử dụng và cách phun thuốc sao cho đạt hiệu quả cao, an toàn đối với sức khỏe con người.
Vụ Đông Xuân 2018 - 2019, toàn huyện Thoại Sơn xuống giống với diện tích là 38.759 ha. Các giống lúa chủ yếu: IR50404, OM5451, Đài Thơm 8, OM 6976 và Jasmine 85… Theo dự báo của ngành chuyên môn. Hiện nay, rầy nâu di trú từ các tỉnh lân cận như: Kiên Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ có khả năng gây ảnh hưởng đến ruộng lúa của bà con trong toàn tỉnh trong đó có huyện Thoại Sơn. Do vậy, bà con phải thường xuyên thăm đồng, kiểm tra thật kỹ ruộng lúa, chú ý trà lúa làm đòng - trổ, nếu phát hiện rầy cám có màu vàng nhẹ và mật số hơn 3 con/tép thì phải phun thuốc trừ rầy. Khi phun thuốc cần tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng, không nên pha trộn nhiều loại thuốc. Chú ý: không sử dụng thuốc trừ rầy có hoạt chất Acetamiprid giai đoạn trổ và sau trổ và nên tuân thủ thời gian cách ly./.
Tin khác
- Hội thi “Tuyên truyền nông thôn mới và đề án một triệu hecta lúa chất lượng cao”
- Truyền thông chính sách BHXH, BHYT
- Tấm gương nông dân giỏi luôn tâm huyết với công tác xã hội từ thiện.
- Chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam.
- Phú Tân triển khai thực hiện có hiệu quả chỉ tiêu “Cài đặt kích hoạt và sử dụng nền tảng số Việt Nam”.
- Lễ ra mắt tổ Hội Nông dân nghề nghiệp xã Vĩnh Gia và Thị Trấn Tri Tôn