Hoạt động Hội

Hội Nông dân tỉnh tổng kết công tác Hội năm 2023 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2024

20/12/2023 16:02

Ngày 20/12, Hội Nông dân tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 2 nhằm tổng kết Nghị quyết công tác Hội và phong trào nông dân năm 2023, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2024.

Lãnh đạo tỉnh dự Hội nghị

Đến dự có đồng chí Võ Nguyên Nam - Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận tỉnh ủy; Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam - Tỉnh ủy viên -  Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Nguyễn Văn Nhiên chủ trì hội nghi .

Năm 2023, Hội Nông dân tỉnh đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu Trung ương Hội Nông dân Việt Nam giao. Theo đó, Ban Chấp hành Hội Nông dân các cấp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động, phong trào có tính trọng tâm, trọng điểm, sâu sát cơ sở; chủ động tham mưu với cấp ủy tổ chức thành công Đại hội Đại biểu Hội Nông dân các cấp nhiệm kỳ 2023-2028, được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đánh giá cao.

Công tác xây dựng, củng cố tổ chức Hội: Hội Nông dân cơ sở thành lập mới 26 chi Hội Nông dân nghề nghiệp với 527 hội viên và 268 tổ Hội Nông dân nghề nghiệp với 2.627 hội viên tham gia. Nâng tổng số đến nay hội quản lý 168 chi Hội Nông dân nghề nghiệp với 3.442 hội viên và 1.172 tổ Hội Nông dân nghề nghiệp với 9.248 hội viên tham gia. Nhìn chung hoạt động của các Chi, Tổ Hội nông dân nghề nghiệp cơ bản đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của hội viên, tạo được mối liên kết chặc chẽ giữa hội viên địa bàn dân cư với hội viên các Chi, Tổ Hội nông dân nghề nghiệp trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm và cùng nhau hưởng lợi.

Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”: Năm 2023 và qua phát phát động đã có 92.521 hộ nông dân đăng ký (trong đó có trên 80% đăng ký online). Kết quả qua bình xét có 83.875 lượt hộ nông dân được công nhận hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp chiếm 90,66% số hộ đăng ký và đạt 110,4% so với chỉ tiêu Trung ương giao. Tiếp tục phát huy Câu lạc bộ doanh nhân nông thôn tỉnh, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với ngành nông nghiệp, công thương, viện nghiên cứu đồng bằng sông Cửu Long và các doanh nghiệp tổ chức Diễn đàn kết nối cung cầu thúc đẩy liên kết chuỗi giá trị nông sản và thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh An Giang, trong đó tập trung hướng dẫn, hỗ trợ trên 150 đại biểu, đại diện cho 1.081 thành viên doanh nhân nông thôn ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, liên kết và tiêu thụ nông sản theo chuổi giá trị. Trên cơ sở đó, Hội Nông dân tỉnh ra mắt “Câu lạc bộ Doanh nhân nông thôn” cấp cơ sở đầu tiên tại xã Long Kiến, huyện Chợ Mới với sự tham gia của 20 hội viên đang trực tiếp sản xuất trên địa bàn, đạt doanh thu từ 01 tỷ đồng/năm trở lên, đây là nơi giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, liên kết tiêu thụ nông sản, giúp đỡ nhau cùng phát triển sản xuất- kinh doanh, tham gia phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Quang cảnh Hội nghị

Công tác Xây dựng, phát triển các mô hình kinh tế có hiệu quả và vận động, hướng dẫn, hỗ trợ nông dân tham gia phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp. Đã vận động thành lập mới được 197/152 Tổ hợp tác, đạt 129,6% chỉ tiêu Trung ương giao, nâng tổng số tổ hợp tác 1.099 tổ với 16.937 thành viên (quản lý tổng diện tích 3.472 ha); trực tiếp tham gia vận động thành lập mới 10/6 Hợp tác xã nông nghiệp, đạt 166,7%; nâng tổng số đến nay có 219 HTX.NN (trong đó có 32 HTX.NN ứng dụng công nghệ cao).

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và bảo vệ môi trường. Kết quả vận động nông dân hiến 73.487 m2 đất, nâng cấp sửa chữa các tuyến đường giao thông nông thôn, đê bao với chiều dài 78,92 km, sửa chữa, nâng cấp 49 cầu, cống, 18 công trình đèn đường nông thôn,.... cống với tổng trị giá trên 19 tỷ đồng và trên 21.616 ngày công lao động; vận động hội viên, nông dân tham gia BHYT tự nguyên 101.803 thẻ đạt 100% chỉ tiêu Trung ương giao và 1.356 hợp đồng BHXH tự nguyện,… góp phần thực hiện tốt 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Tính đến nay, toàn tỉnh có 76 xã được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới; 30 xã được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao; 10 ấp được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; 3 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn huyện nông thôn mới/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Thu gom được 78 bể, khoảng 2,3 tấn vỏ chai thuốc BVTV. Các cấp Hội lồng ghép cung cấp thông tin, tài liệu, tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường được 28 cuộc có 1.503 cán bộ, hội viên, nông dân tham dự.

Trung ương Hội Nông đân Việt Nam tặng bằng khen cho cá nhân Hội Nông dân tỉnh

Hỗ trợ vốn cho nông dân: Toàn tỉnh quản lý 43,869 tỷ đồng. Đã giải ngân 31 dự án với tổng số vốn là 9,04 tỷ đồng với 259 hộ vay vốn, tạo việc làm cho 883 lao động; thu nợ trong kỳ được 28 dự án với 5,398 tỷ đồng của 199 hộ vay. Hiện nay, Hội Nông dân tỉnh quản lý dự nợ nguồn vốn Quỹ HTND là 132 dự án với số tiền 35,306 tỷ đồng có 1.112  hộ vay giải quyết 3.610 lao động. phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đến nay các cấp Hội đã thực hiện 20 chương trình tín dụng chính sách thông qua 860 tổ TK&VV, có 41.533 hộ hội viên, nông dân tham gia với tổng dư nợ 1.250 tỷ đồng (tăng 102,015 tỷ đồng và 638 hộ so với cùng kỳ năm 2022)

Hỗ trợ hội viên, nông dân quảng bá và tiêu thụ sản phẩm. Hội Nông dân các cấp đã phối hợp với các ngành vận động hội viên nông dân tham gia sản xuất sản phẩm đạt chất lượng theo các tiêu chuẩn GAP, OCOP gắn với nhãn hiệu hàng hóa và tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh. Kết quả trong năm có 48 sản phẩm được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn OCOP; nâng tổng số toàn tỉnh có 93 sản phẩm OCOP.

Hoạt động của Trung tâm Hỗ trợ nông dân cấp tỉnh.Trong năm, Trung tâm trực tiếp đã tham mưu Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh có nhiều giải pháp đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại hỗ trợ đầu ra cho hội viên nông dân, từng bước tháo gỡ khó khăn, góp phần ổn định cuộc sống, phát triển sản xuất của hội viên nông dân, cụ thể như: Kết nối gửi 52 sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của địa phương như: sản phẩm gạo Lộc Trời, đường thốt nốt, cá linh kho mía, khô các loại, mắm các loại, đường thốt nốt, mật ong trà sư, tung lò mò, sản phẩm làng nghề…

Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh tặng bằng khen cho cá nhân tại Hội nghị

Năm 2024, Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh yêu cầu các cấp hội tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chính sách, bám sát thực tiễn, kịp thời tháo gỡ vướng mắc cho hội viên; phát huy tốt hơn nữa vai trò làm chủ của nông dân trong phát triển Kinh tế xã hội, xây dựng nông thôn mới. Kết nạp mới 10.000 hội viên mới trở lên thành lập mới 22 Chi Hội Nông dân nghề nghiệp, 304 Tổ Hội Nông dân nghề nghiệp; 100% cơ sở Hội hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên; 100% chi Hội xây dựng được quỹ hoạt động.100% cán bộ, hội viên được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của Hội.

Phấn đấu thành lập 12 cửa hàng trưng bày, giới thiệu và kinh doanh sản phẩm OCOP cấp tỉnh và cấp huyện; hàng năm tổ chức Phiên chợ hàng nông sản an toàn, kết nối cung cầu cho nông dân; mỗi huyện có ít nhất 01 mô hình sản phẩm tiêu biểu có nhãn hiệu, thương hiệu gắn với thế mạnh địa phương. Hội Nông dân cấp huyện tuyên truyền, vận động thành lập mới 01 mô hình tự quản về an ninh trật tự, 03 mô hình về bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; 100% cơ sở Hội giáp biên giới xây dựng mới 01 mô hình tự quản về quốc phòng - an ninh; hướng dẫn thành lập mới 1 hợp tác xã trở lên; mỗi cơ sở Hội hướng dẫn thành lập mới 1 tổ hợp tác trở lên (kể cả tổ hợp tác trong tổ tiết kiệm và vay vốn); Mỗi cơ sở Hội giới thiệu ít nhất từ 01 - 02 cán bộ, hội viên, nông dân ưu tú cho Đảng xem xét, phát triển...

Dịp này, Ban chấp hành Hội Nông dân tỉnh đã tặng bằng khen cho tập thể và cá nhân đã có thành tích “Xuất sắc trong công tác Hội và phòng trào nông dân” năm 2023./.

TVB