An Giang: Hiệu quả từ mô hình chi, tổ Hội nghề nghiệp
Từ năm 2016, Hội Nông dân tỉnh đã triển khai Đề án số 24-ĐA/HNDTW ngày 23-6-2016 của Trung ương Hội và Kế hoạch số 23 của Ban Thường Hội Nông dân tỉnh về xây dựng mô hình chi, tổ Hội nghề nghiệp...
Hội nghị lấy ý kiến xây dựng mô hình chi, tổ Hội nghề nghiệp
Hiện nay toàn tỉnh có 4.425 tổ hội, với 104.955 hội viên, chiếm trên 70% so với hộ nông nghiệp toàn tỉnh. Để việc xây dựng chi, tổ hội nghề nghiệp mang lại hiệu quả thiết thực, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh An Giang đã xây dựng tiêu chí “5 cùng”. Đó là cùng lĩnh vực lao động, ngành nghề sản xuất - kinh doanh, dịch vụ; cùng mối quan tâm; cùng có sự chia sẻ; cùng trách nhiệm và cùng hưởng lợi, trên nguyên tắc tự nguyện, tự quản, phối hợp hoạt động. Đến nay, toàn tỉnh có 25 Chi Hội và 112 Tổ Hội nghề nghiệp với 2.195 hội viên (trong đó có 112 nữ) trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi,..., các mô hình được thành lập ở 11 huyện, thành phố trong tỉnh. Các chi hội, tổ hội nghề nghiệp bảo đảm tiêu chí “5 cùng”. Đây là giải pháp mới trong đổi mới nội dung, phương phát sinh hoạt chi hội cơ sở. So với sinh hoạt chi hội, tổ hội trước đây thì nội dung sinh hoạt chi, tổ hội nghề nghiệp có nội dung sinh hoạt sôi nổi, khi một vấn đề được bàn bạc sâu hơn.
Theo đánh giá Ban thường vụ Hội Nông dân tỉnh: Mô hình chi, tổ hội nghề nghiệp sẽ mở ra hướng xây dựng các mô hình kinh tế tập thể, hình thức tổ chức sản xuất tập trung, hiệu quả, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, góp phần tăng cường mối liên kết giữa Hội Nông dân với hội viên, nông dân. Về lâu dài, việc xây dựng chi, tổ Hội nghề nghiệp sẽ tạo tiền đề cho việc thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng trong việc tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.
Nhờ tham gia chi, tổ hội nghề nghiệp mà mỗi hội viên, nông dân có thêm ý chí, dám nghĩ dám làm, xây dựng những mô hình sản xuất để vươn lên. Có thể thấy, từ sự tích cực, chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã mang lại hiệu quả rõ nét. Để các mô hình liên kết sản xuất phát triển hơn nữa, thời gian tới, Hội Nông dân tỉnh sẽ:
Tăng cường sự lãnh, chỉ đạo công tác xây dựng các mô hình chi, tổ Hội nghề nghiệp, đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt theo hướng đa dạng, phong phú, thiết thực phục vụ sản xuất, đời sống của hội viên, nông dân, góp phần thực hiện thành công các chương trình, phong trào Hội Nông dân các cấp trong thời gian tới.
Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ Hội cơ sở và đại diện chi, tổ hội nghề nghiệp về hướng dẫn quy trình thành lập mô hình, các hồ sơ, thủ tục xây dựng mô hình, hình thức, nội dung, thời gian và tài liệu sinh hoạt,... Đồng thời, tổ chức tham quan học tập rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình.
Đẩy mạnh công tác đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc xây dựng mô hình, qua đó kịp thời phát hiện các khó khăn, vướng mắc và đề ra giải pháp, hỗ trợ kịp thời; đồng thời biểu dương các tập thể, cá nhân điển hình trong triển khai, thực hiện.
Củng cố, rà soát và nâng chất các mô hình đã xây dựng; tập trung chỉ đạo chọn lựa những nơi có điều kiện ứng với từng mô hình cụ thể sẽ tiến hành xây dựng cho phù hợp; định kỳ tiến hành sơ, tổng kết để rút kinh nghiệm và nhân rộng đại trà.
Tin khác
- Hội Nông dân Châu Phú, Tri Tôn ký kết thỏa thuận hợp tác với Ngân hàng KienlongBank
- Thành lập Tổ hội nông dân nghề nghiệp chăn nuôi bò
- Chi hội Hoa Lan Châu Đốc thực hiện công tác thiện nguyện
- Nông dân Lê Thanh Long đạt Danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024
- Sôi nổi Hội thao nông dân tỉnh An Giang lần thứ VII/2024.
- Đại hội Tuyên dương nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi 2024.