Phong trào nông dân

Hội nghị tổng kết dự án Nâng cao lợi ích từ sản xuất và tiêu thụ đường thốt nốt.

12/01/2024 14:02

Sáng ngày 12/01/2024, Ban Quản lý và Điều hành dự án “Nâng cao lợi ích từ sản xuất và tiêu thụ đường thốt nốt cho đồng bào Khmer tỉnh An Giang” tại Tri Tôn và Tịnh Biên tổ chức tổng kết giai đoạn (năm 2021 – 2023)

Trong giai đoạn 2021-2023 diễn ra đại dịch COVID-19, nên đã ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề sản xuất và tiêu thụ đường thốt nốt và đời sống của người dân và cũng ảnh hướng đến tiến độ triển khai các hoạt động.

Theo báo cáo của Ban Quản lý và Điều hành dự án đến nay đã hỗ trợ 27 máy đánh dường cho các hộ dân tại xã An Tức - Tri Tôn và xã Tân Lợi - Tịnh Biên. Đồng thời, đã bàn giao 2 nồi nấu đường và 2 tủ đông cho Điểm dừng chân Thu Thủy xã Lương Phi - Tri Tôn; và tổ hợp tác đường thốt nốt xã Nhơn Hưng (HTX đường thốt nốt) Thị xã Tịnh Biên. Đồng thời, đã hướng dẫn cách sử dụng cũng như bảo quản các thiết bị nhằm đảm bảo việc sử dụng được lâu dài, hạn chế hư hao dụng cụ. Việc trang bị thêm máy đánh đường, nông dân rất phấn khởi vì có máy đánh đường bằng điện sẽ giảm công lao động trong việc khuấy đường (đối với phụ nữ); Ngoài ra, khi sử dụng máy đánh đường sẽ góp phần đảm bảo vệ sinh cho sản phẩm. Việc hỗ trợ nồi nấu đường và tủ đông đã góp phần nâng cao hoạt động sản xuất đường thốt nốt của các HTX. Tổ chức được 02 lớp tập huấn có 40 học viên tham dự về phương án sản xuất, kinh doanh; Xây dựng nhãn hiệu hàng hóa; Quy trình thành lập THT, HTX theo Luật và Nghị định 77/NĐ-CP và thông tin các chính sách hỗ trợ người đồng bào dân tộc Khmer, phương án lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, có 40 học viên tham dự. Phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức 01 tập huấn hướng dẫn xây dựng nhãn hiệu sản phẩm đường Thốt nốt cho 20 học viên xã Tân Lợi, TX Tịnh Biên.

Hoạt động giới thiệu, quảng bá sản phẩm đường thốt nốt. Đã thiết kế được thêm 01 mẫu dán vào chai nước thốt nốt đông lạnh để cung cấp cho điểm dừng chân Thu Thủy, xã Lương Phi - Tri Tôn. Qua đó, đã cung cấp 1.000 nhãn hiệu và 80.000 mẫu dán chai nước thốt nốt cho các tổ hợp tác, qua đó góp phần quảng bá về nhãn hiệu thốt nốt và đa dạng các sản phẩm từ thốt nốt. Tham gia 4 cuộc trưng bày và giới thiệu và quảng bá sản phẩm đường thốt nốt tại tỉnh An Giang, TP Hồ Chí Minh, Tịnh Biên và Tỉnh Hậu Giang đã giới thiệu về hoạt động của Dự án, các sản phẩm được chế biến từ thốt nốt, như: đường thốt nốt, kem thốt nốt,… Tại hội chợ có đã thu hút trên 1.000 người đến thăm quan gian hàng. Bên cạnh đó, tại Hội chợ thành phố Hồ Chí Minh, dự án đã thiết lập được hợp đồng khung về quảng bá tiêu thụ sản phẩm Thốt Nốt với Hội Nông dân Thủ Đức và Hội Nông dân Tp HCM. Việc tham gia các hội chợ để tăng cường tiếp thị, giới thiệu và quảng bá các sản phẩm từ đường thốt nốt giúp mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm từ Thốt Nốt của dự án.

Kết quả sau 3 năm thực hiện Dự án “Nâng cao lợi ích từ sản xuất và tiêu thụ đường thốt nốt cho đồng bào Khmer tỉnh An Giang” tại Tri Tôn và Tịnh Biên đã có 02 sản phẩm đường thốt nốt được công nhận là OCOP 2 sao và 3 sao./.

TVB