Dự báo sâu bệnh trên cây trồng - Từ ngày 27/9 đến 03/10/2021
Tính đến ngày 27/9/2021, toàn tỉnh đã đã xuống giống lúa Thu Đông 2021 được: 158.000ha, đạt 97% so kế hoạch.
Hiện nay lúa trên đồng chủ yếu ở giai đoạn mạ đến đẻ nhánh. Thời tiết âm u, mưa nhiều những ngày cuối tuần, bà con cần thăm đồng và quan sát kỹ để phát hiện đối tượng dịch hại phòng trị kịp thời, đặc biệt là bệnh đạo ôn lá.
Bệnh đạo ôn lá trên lúa mạ đến đẻ nhánh, đây là giai đoạn lúa rất dễ bị nhiễm từ trung bình đến nặng, khi xác định lúa bị bệnh đạo ôn lá tiến hành phun thuốc phòng trị, tạm hoãn bón phân nếu lúa đang bệnh và không phun phân bón lá chứa đạm, sau khi phun thuốc phải kiểm tra vết bệnh, nếu vết bệnh còn nhũn nước phải phun lại lần 2, khi phun nên phun kèm chất bám dính.
Để hạn chế chuột: bà con nên dùng các loại thuốc bả mồi được phép lưu hành tại Việt Nam và sử dụng theo khuyến cáo bao bì, không nên dùng siệt điện, rất nguy hiểm đối với người đi đồng.
Để phòng trị sâu cuốn lá: cần phát hiện khi sâu còn nhỏ, mới cuốn vào lá, phát hiện bằng cách hạ thấp người xuống ngang với mặt lúa, sẽ thấy các lá sâu mới cuốn vào có màu tối hơn bình thường, khi đó sâu khoảng tuổi 2 dễ chết khi trúng thuốc.
Trong quá trình sản xuất bà con nông dân cần hạn chế phun ngừa dịch hại mà tăng cường thăm đồng để phát hiện sớm dịch hại áp dụng giải pháp phòng trị phù hợp. Ngoài ra, do giá vật tư, phân bón tăng cao trong thời gian vừa qua, bà con nông dân nên áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp theo IPM, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật theo chương trình 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, đặc biệt nên giảm lượng giống gieo sạ, bón phân cân đối và tăng cường sử dụng các loại phân hữu cơ … để tiết giảm chi phí trong quá trình sản xuất.
Đối với tiêu thụ lúa, bà con chủ động liên hệ với các Tổ hợp tác, Hợp tác xã hoặc các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hoạt động thu mua lúa để ký kết hợp đồng sản xuất, tránh hiện tượng không có nơi tiêu thụ vào cuối vụ, gây ảnh hưởng đến chất lượng lúa sau thu hoạch. Tuy nhiên, trong quá trình liên hệ ký kết hợp đồng sản xuất bà con phải tìm hiểu kỹ hợp đồng, thỏa thuận để tránh bị dụ lợi gây thiệt hại về kinh tế, nếu phát hiện trường hợp dụ lợi trong sản xuất tại địa phương phải báo ngay cho cơ quan chức năng can thiệp, giải quyết.
Để biết thêm chi tiết, xin liên hệ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật An Giang, điện thoại: 02963.854.698.
Tin khác
- Hội thi “Tuyên truyền nông thôn mới và đề án một triệu hecta lúa chất lượng cao”
- Truyền thông chính sách BHXH, BHYT
- Tấm gương nông dân giỏi luôn tâm huyết với công tác xã hội từ thiện.
- Chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam.
- Phú Tân triển khai thực hiện có hiệu quả chỉ tiêu “Cài đặt kích hoạt và sử dụng nền tảng số Việt Nam”.
- Lễ ra mắt tổ Hội Nông dân nghề nghiệp xã Vĩnh Gia và Thị Trấn Tri Tôn