Xây dựng Chi, tổ Hội nghề nghiệp theo Nghị quyết số 04 của BCH TW Hội Nông dân Việt Nam
Nhằm củng cố và phát triển mô hình Chi tổ hội nghề nghiệp, Ban Điều hành Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh đã tổ chức giải ngân số tiền 800 triệu đồng từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương cho 10 hộ...
Với mô hình “Trồng và chăm sóc vườn cây ăn trái”. Mỗi hộ được vay vốn với hình thức tín chấp từ 60 – 100 triệu đồng, thời gian thực hiện dự án là 36 tháng. Tại buổi giải ngân, Hội Nông dân xã Vĩnh Nhuận tổ chức ra mắt “Chi Hội nông dân trồng cây ăn trái Vĩnh Nhuận” có 10 thành viên, do ông Hồ Văn Be làm chi hội trưởng.
Đây là mô hình Chi hội trồng cây ăn trái tiên phong trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Đến dự và phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Văn Nhiên - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh ghi nhận và đánh giá cao những kết quả đạt được trong thời gian qua của Hội Nông dân huyện Châu Thành. Đề nghị trong thời gian tới, Hội Nông dân huyện Châu Thành, xã Vĩnh Nhuận (chủ dự án) luôn theo dõi, duy trì và nhân rộng mô hình chi hội nghề nghiệp trong toàn huyện, hỗ trợ giúp hội viên- nông dân tiếp cận thông tin và khoa học kỹ thuật, thị trường. Tạo điều kiện thuận lợi để hội viên-nông dân tham gia sinh hoạt, tập huấn nâng cao kỹ thuật canh tác và cách thức sử dụng vốn hiệu quả; đồng thời đề nghị hộ hội viên-nông dân được vay vốn có kế hoạch sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích và hiệu quả, hoàn thành tốt nghĩa vụ của người vay vốn; đề nghị các thành viên trong “chi hội trồng cây ăn trái Vĩnh Nhuận” cần thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ, tích cực tuyên truyền, vận động bà con nông dân tham gia sinh hoạt chi hội, duy trì và phát triển mô hình chi hội thời gian tới.
Thực hiện Nghị quyết số 04 của BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về đẩy mạnh xây dựng Chi, tổ Hội nông dân nghề nghiệp, Hội Nông dân tỉnh An Giang tiếp tục phát triển mô hình Chi, Tổ hội nông dân nghề nghiệp định hướng các tổ hội nghề nghiệp sản xuất theo hướng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thị trường, phục vụ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Nên việc đầu tư phát triển các mô hình sản xuất gắn với việc hỗ trợ vốn, góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong đó chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi là nội dung then chốt.
Cùng với chỉ đạo, hướng dẫn thành lập các Chi, Tổ hội nghề nghiệp, Hội Nông dân đã tập trung khai thác các nguồn vốn và ưu tiên cho các chi, tổ hội nghề nghiệp được vay từ nguồn vốn Quỹ HTND. Bên cạnh nguồn Quỹ HTND, Hội tiếp tục phối hợp với các ngân hàng giúp Chi, Tổ hội nông dân nghề nghiệp tiếp cận các nguồn vốn để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Mặt khác, đẩy mạnh đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc xây dựng mô hình, qua đó kịp thời phát hiện các khó khăn, vướng mắc và đề ra giải pháp, hỗ trợ kịp thời;
Việc xây dựng và phát triển Chi, Tổ Hội nông dân nghề nghiêp là cách thức đổi mới về mô hình tổ chức cơ sở Hội, góp phần đổi mới và thúc đẩy xây dựng các mô hình kinh tế tập thể, các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn, tăng cường mối liên kết giữa hộ nông dân với doanh nghiệp, hợp tác xã, hiệp hội ngành hàng và thị trường tiêu thụ sản phẩm, để hỗ trợ kinh tế hộ phát triển theo hướng gia trại, trang trại có quy mô phù hợp, sản xuất hàng hóa lớn, tập trung đáp ứng yêu cầu thị trường./.
Kim Thùy.
Tin khác
- Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh thăm mô hình nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, doanh nhân nông thôn.
- Hội Nông dân thị trấn Ba Chúc ra mắt Tổ hội nghề nghiệp mộc
- Hội nghị đối thoại với nông dân năm 2024
- Họp mặt, giao lưu Nữ cán bộ Hội Nông dân các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long
- An Giang: Tổ chức Đại hội Tuyên dương nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi
- Thành phố Long Xuyên: Đạt giải nhất Hội thi "Nhà nông đua tài"