Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Nguyễn Văn Nhiên thăm Hợp tác xã Bến Bà Chi
Ngày 07/8/2019, Thường trực Hội Nông dân tỉnh, cán bộ Ban điều hành Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh; Lãnh đạo huyện Tri Tôn đến thăm và làm việc với Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp và trồng xoài VietGap Bến Bà Chi.
Qua trao đổi Đoàn công tác đã được nghe hội viên nông dân, Giám đốc Hợp tác xã thông tin về tình hình sản xuất trong thời gian vừa qua. Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Bến Bà Chi đi lên từ Tổ hợp tác làm vườn Bến Bà Chi, hoạt động được 2 năm, thu hút hơn 36 xã viên là các nhà vườn trồng cây xoài ở xã Lê Trì, Ba Chúc, với diện tích hơn 56ha, vốn góp là 700 triệu đồng, với nhiều dịch vụ giúp xã viên có thêm thu nhập, qua đó xa viên đã thấy rõ hiệu quả của mô hình hợp tác làm ăn này. “Cái lợi đầu tiên là nông dân không còn lo bị thương lái “ép giá” khi bán nhỏ lẻ như trước đây.” Đây là mô hình hợp tác xã “kiểu mới”, liên kết với nhà vườn sản xuất trái xoài theo tiêu chuẩn VietGap xuất khẩu.
Đoàn công tác đã ghi nhận và đánh giá cao sự cố gắng, những kết quả trong việc xây dựng mô hình phát triển kinh tế của hội viên nông dân trong việc mạnh dạn ứng dụng kỹ thuật sản xuất, chuyển đổi sản xuất từ đất trồng vườn tạp không hiệu quả sang trồng xoài theo tiêu chuẩn VietGap, đã từng bước liên kết hỗ trợ, tương trợ nhau về vốn, vật tư, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, áp dụng máy móc, kỹ thuật mới vào sản xuất để mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao năng suất, sản lượng, giá trị sản phẩm, xây dựng thương hiệu xoài VietGap, tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương.
Mô hình vườn xoài theo tiêu chuẩn VietGap
Thường trực Hội Nông dân tỉnh đã động viên và trao đổi chia sẻ một số kinh nghiệm của một số địa phương trong và ngoài tỉnh về mô hình làm vườn, phát triển kinh tế tập thể; mong muốn trong thời gian tới Hợp tác xã, hội viên nông dân đi học tập kinh nghiệm tại các địa phương trong và ngoài tỉnh, cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm, kỹ thuật trong sản xuất, tiếp tục phát huy thế mạnh, duy trì sản xuất ổn định, mở rộng quy mô sản xuất, sản xuất các sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi giá trị đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm. Đây là một trong những mô hình tiêu biểu trong việc thực hiện chuỗi trồng trọt theo tiêu chuẩn Việt Gap, đảm bảo an toàn thực phẩm để cung cấp cho thị trường các thực phẩm sạch, đảm bảo chất lượng, do vậy cần được phát triển, nhân rộng ra các địa phương trong tỉnh. Đối với các ý kiến, kiến nghị về nguồn vốn vay, Thường trực Hội Nông dân tỉnh ghi nhận và xem xét để có giải pháp hỗ trợ cho hội viên nông dân vay vốn từ Quỹ Hỗ trợ nông dân nhằm hỗ trợ hội viên nông dân tại đây có điều kiện phát triển mô hình mạnh hơn nữa.
Tin khác
- Triển khai khảo sát hiện trạng an toàn vệ sinh lao động trong sản xuất lúa gạo tại An Giang
- Khảo sát Chỉ số đánh giá chất lượng dịch vụ, vật tư nông nghiệp
- Hội thi Sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu tỉnh An Giang lần thứ VII/2024
- Một tỷ phú An Giang trồng lúa theo kiểu "mặt ruộng không dấu chân" là Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024
- Phú Tân triển khai Đề án 01 triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao trong vụ Thu Đông 2024 với diện tích 100 hecta
- Phú Thọ xuống giống 05 héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao.