Hiệu quả nguồn vốn quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh
Trong những năm qua, được Đảng, Nhà nước, các ban, ngành tỉnh, cấp ủy, chính quyền các địa phương quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tạo điều kiện, Hội Nông dân tỉnh An Giang đã triển khai công tác xây dựng Quỹ Hỗ trợ nông dân và tổ chức hoạt động dịch vụ hỗ trợ vốn cho nông dân đạt được một số kết quả khả quan.
Nhất là khi triển khai, thực hiện Đề án “Phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động quỹ hỗ trợ nông dân”, giúp hàng ngàn hộ nông dân có vốn phát triển sản xuất, kinh doanh tạo việc làm, nâng cao thu nhập, giảm nghèo và làm giàu chính đáng, góp phần ổn định chính trị ở nông thôn. Qua đó, giúp công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp nông dân ngày càng sâu rộng, hiệu quả. Tổ chức Hội các cấp được củng cố vững mạnh, vị thế của Hội Nông dân trong hệ thống chính trị được nâng lên.
Tổng nguồn vốn quỹ Hỗ trợ nông dân toàn tỉnh tại thời điểm hiện tại đạt gần 34 tỷ đồng, qua đó đã hỗ trợ cho trên 3.000 lượt hộ nông dân vay vốn. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, Hội Nông dân tỉnh và Hội Nông dân huyện, thị, thành đã tập trung đầu tư vốn thông qua dự án, để xây dựng mô hình phát triển kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, lồng ghép với các hoạt động khác của Hội đạt kết quả tốt (dự án trồng rau màu theo tiêu chuẩn VietGap, các dự án chuyển đổi sản xuất từ đất lúa, vườn tạp không hiệu quả sang trồng cây ăn trái, dự án xây dựng vùng chuyên canh trồng xoài tại các xã cù lao, phát triển tổ hợp tác chăn nuôi bò…)
Về khách quan, trong những năm qua thời tiết diễn biến bất thường, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, giá cả hàng hóa không ổn định ... đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả và thu nhập của nông dân trong thành phố. Thực hiện Nghị quyết số 09/TU năm 2012 của Tỉnh ủy An Giang về sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Ban Thường vụ Hội Nông dân (HND) tỉnh đã tuyên truyền, vận động nông dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và hỗ trợ nhiều biện pháp đồng bộ để tạo điều kiện giúp nông dân thực hiện đạt hiệu quả, nâng cao đời sống của người nông dân, và giải pháp hỗ trợ vốn vay cho người nông dân bằng nguốn vốn quỹ hỗ trợ nông dân là một trong những giải pháp hiệu quả và thiết thực nhất.
Tất cả các mô hình, dự án vay vốn quỹ hỗ trợ nông dân đều sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả và không có nợ quá hạn. Trong đó tiêu biểu có thể kể đến là tổ sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP ấp Mỹ An 2, xã Mỹ Hòa Hưng, được xem là mô hình điển hình của thành phố Long Xuyên trong sử dụng vốn vay quỹ hỗ trợ nông dân có hiệu quả.
Năm 2015, Tổ sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP ấp Mỹ An 2, xã Mỹ Hòa Hưng được thành lập trên diện tích 7,6 ha, có 13 thành viên sản xuất 19 loại rau ăn lá, Tổ được Ban điều hành (BĐH) quỹ hỗ trợ nông dân thành phố đề xuất BĐH quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh An Giang đã hỗ trợ cho vay 04 chu kỳ, với tổng số tiền trên 2,3 tỷ đồng, có hơn 70 lượt hộ được vay. Nhờ được hỗ trợ nguồn vốn vay quỹ hỗ trợ nông dân, cuối năm 2016, doanh thu của Tổ đạt trên 3 tỷ đồng (cao hơn năm trước 400.000.000 đồng), mỗi kg sản phẩm rau của Tổ được bán ra cao hơn giá thị trường từ 2.000 đồng đến 5.000 đồng, thành viên của Tổ có thu nhập từ 150.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng/hộ, đã góp phần khá lớn trong phát triển kinh tế- xã hội và chuyển dịch cây trồng, vật nuôi của xã, giúp cho xã được tỉnh công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới. Đến cuối năm 2017 doanh thu của Tổ đạt gần 4 tỷ. Năm 2018, Tổ đã được nâng lên thành hợp tác xã (HTX) nông nghiệp xã Mỹ Hòa Hưng với diện tích trên 60 ha và 53 thành viên, doanh thu của Tổ tăng hàng năm. Hiện nay, Tổ rau an toàn gắn với du lịch nông nghiệp xã Mỹ Hòa Hưng là điểm dừng chân cho du khách trong và ngoài nước khi đến tham quan khu lưu niệm cố Chủ tịch Tôn Đức Thắng, đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn của xã và tăng thêm thu nhập cho thành viên. Điển hình có chị Ngô Thị Thanh Nhàn, Ấp Mỹ Khánh 2, trồng rau thủy canh (02 nhà lưới diện tích 1000 m2) trồng hoa lan các loại diện tích 2000 m2. Anh Huỳnh Ngọc Diệ, ấp Mỹ An 2, trồng rau an toàn diện tích 5.000 m2 (01 nhà màng trồng dưa lưới diện tích 1000 m2). Ngoài trồng rau màu các loại, nông dân đã mạnh dạng đầu tư làm vườn, và mô hình đa canh như: anh Trần Phước Nguyên, ấp Mỹ An 2, với mô hình vườn bưởi, vườn ổi phục vụ khách tham quan du lịch, trên diện tích 5.000 m2, anh Nguyễn Văn Tạo, ấp Mỹ An 2, đầu tư hệ thống tưới phun trồng rau màu, phát triển thêm diện tích trồng xoài, cam bưởi và nuôi cá, diện tích 7.000 m2. Anh Hồ Thanh Bình, ấp Mỹ An 2, trồng rau màu, hoa thiên lý và trồng Cúc pha lê diện tích 4.000 m2. Anh Trần Văn Chúc, ấp Mỹ An 2, trồng rau an toàn, làm vườn sinh thái phục vụ khách tham quan, diện tích 6.000 m2 và nhiều mô hình hiệu quả của nhiều nông dân khác ...
Từ hiệu quả nguồn vốn quỹ hỗ trợ giúp nông dân, trong thời gian tới BTV Hội Nông dân tỉnh An Giang tiếp tục phát huy hiệu quả nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân, đồng thời đề nghị BTV Trung ương Hội Nông dân Việt Nam kiến nghị Chính phủ tiếp tục duy trì nguồn vốn quỹ hỗ trợ nông dân để hỗ trợ vốn cho nông dân phát triển sản xuất; góp phần nâng cao vị thế tổ chức Hội ở cơ sở và đặc biệt là góp phần hạn chế tình trạng tín dụng đen, cho vay nặng lãi ở địa phương thời gian qua. Bên cạnh tăng cường công tác vận động Quỹ hỗ trợ từ hội viên nông dân, BTV Hội Nông dân tỉnh cũng tiếp tục tham mưu ủy ban nhân dân tỉnh đồng ý chủ trương hàng năm cấp vốn từ nguồn ngân sách cho Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp tỉnh và cấp huyện, xã để bổ sung vào nguồn vốn của địa phương, nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của nông dân để duy trì sản xuất và phát triển mô hình, dự án, góp phần chuyển dịch cây trồng, vật nuôi và tăng thêm thu nhập cho người nông dân./.
Tin khác
- Khảo sát Chỉ số đánh giá chất lượng dịch vụ, vật tư nông nghiệp
- Hội thi Sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu tỉnh An Giang lần thứ VII/2024
- Một tỷ phú An Giang trồng lúa theo kiểu "mặt ruộng không dấu chân" là Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024
- Phú Tân triển khai Đề án 01 triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao trong vụ Thu Đông 2024 với diện tích 100 hecta
- Phú Thọ xuống giống 05 héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao.
- Xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu Nếp Phú Tân