Châu Lăng: Hiệu quả từ phong trào Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi.
Những năm qua, Phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi được Hội Nông dân xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn chú trọng triển khai sâu rộng. Từ đó, đã phát huy tính năng động, sáng tạo trong lao động, sản xuất của hội viên nông dân, góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao.
Châu Lăng là xã có đông đồng bào dân tộc người Khmer sinh sống, có 9 ấp với 3.550 hộ 12.554 nhân khẩu, dân tộc Khmer chiếm 62,28% dân số toàn xã. Đời sống nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, trong đó tập trung là sản xuất lúa, hoa màu và chăn nuôi bò. Hầu hết người dân sống bằng nghề nông nghiệp, một số ít sống bằng nghề làm thuê, mướn trong nông nghiệp là chính. Tổng diện tích đất nông nghiệp toàn xã là 1.935 ha.
Tình hình sản xuất nông nghiệp trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực luôn chiếm ưu thế trong việc phát triển kinh tế của địa phương, hệ thống thuỷ lợi được đầu tư nâng cấp; đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ, cơ giới hoá vào đồng ruộng; trình độ sản xuất được nâng lên, trong 2 năm qua, năng suất lúa ước đạt từ 6,5 - 7,8 tấn/ha, bên cạnh đó việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng cũng khá tích cực như: đậu xanh, đậu phộng, rau dưa các loại... có hiệu quả kinh tế cao; chất lượng sản phẩm nông nghiệp từng bước đáp ứng thị trường tiêu thụ; các hình thức chăn nuôi phát triển đa dạng phong phú, nhất là đàn bò được hỗ trợ từ công ty TNHH Liên doanh Antraco, dự án 2 - đa dạng hóa sinh kế, hỗ trợ bò cho hội viên, nông dân có hoàn cảnh khó khăn tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho nông dân.
Thực hiện công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, bằng tinh thần lao động cần cù, sáng tạo, giai cấp nông dân cùng với nhân dân tạo nên những thành tựu khá toàn diện và to lớn trên mặt trận sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói, giảm nghèo, không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân, nhất là cư dân nông thôn.
Nông dân hiện nay chiếm khoảng 65% dân số toàn xã, lực lượng nông dân phấn khởi trước những thành tựu to lớn của đất nước, của Tỉnh và Huyện. Từ đó càng làm cho nông dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước. Nông dân vui mừng trước nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước nhằm phát triển kinh tế nông thôn, cải thiện đời sống nông dân.
Với sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà Nước về phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn cùng với việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội, sự quan tâm của các cấp, các ngành trong việc chăm lo cuộc sống cho nông dân, nhìn chung nông dân có phấn khởi, yên tâm lao động sản xuất, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước, đoàn kết và ra sức cùng chính quyền xây dựng và phát triển nông thôn mới.
Kết quả, qua 2 năm tổng số hộ nông dân đạt danh hiệu hộ sản xuất - kinh doanh giỏi đạt tỷ lệ nông dân giỏi 03 cấp 680/720, đạt 94,7% so với hộ nông dân đăng ký (đạt 680/670, tỷ lệ 101,49% kế hoạch đề ra). Cụ thể: cấp xã: 255 lượt nông dân, đạt tỷ lệ 95,14% so với hộ nông dân đăng ký; cấp huyện 285 lượt nông dân, đạt tỷ lệ 94,37% so với hộ nông dân đăng ký; cấp tỉnh 140 lượt nông dân, đạt tỷ lệ 94,59% so với hộ nông dân đăng ký. Số nông dân giỏi là người dân tộc khmer 587 lượt nông dân chiếm tỷ lệ 85,4%; Số nông dân giỏi là nữ 25 lượt nông dân, đạt tỷ lệ 3,68%. Nông dân giỏi là hội viên 331 nông dân, đạt tỷ lệ 100%.
Phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi, giúp nhau xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng. Thực hiện mục tiêu “Liên kết hợp tác để phát triển trong sản xuất nông nghiệp” với những nội dung cụ thể và thiết thực đưa phong trào ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng, tiếp tục khẳng định tính hiệu quả, hấp dẫn đối với nông dân. Phong trào nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi là khâu đột phá về phương thức hoạt động của Hội, thực tế cho thấy phong trào là nơi hội tụ các nguồn lực và phát huy nguồn lực, bên cạnh đó tiềm năng đất đai, lao động của kinh tế hộ được khai thác tốt, thế mạnh của địa phương được phát huy, các nguồn đầu tư của Nhà Nước được sử dụng có hiệu quả, cơ cấu ngành nghề được thực hiện đồng bộ, chủng loại hàng hoá ngày càng phong phú, giá trị kinh tế nông nghiệp được nâng lên, góp phần đẩy mạnh sức tăng trưởng bình quân hàng năm trong nông nghiệp.
Phong trào được xem là một diễn đàn lớn để nông dân có điều kiện học tập, trao đổi kinh nghiệm, đoàn kết giúp nhau trong sản xuất, xoá đói giảm nghèo, xây dựng và phát triển nông thôn mới. Đặc biệt, có nhiều nông dân không những vươn lên làm giàu cho bản thân với mức doanh thu đạt từ 300 triệu đến trên 1 tỷ đồng/năm mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động nông thôn như: Ông Nguyễn Ngọc Phát, Ông Dương Hổ Sơn - ấp Cây Me, Bà Néang Kim Eng, ông Chau Ron - ấp An Lợi, bà Huỳnh Thị Tuyết Hồng - ấp Rò Leng, Ông Chau Hon Hên - ấp An Hòa,…Ngoài số nông dân điển hình trên, còn có rất nhiều nông dân qua thi đua sản xuất đã khá giàu lên, tiêu biểu là 70 nông dân về dự Đại hội lần này đại diện cho 344 nông dân giỏi của xã, đây là những nông dân chịu khó tìm tòi nghiên cứu học hỏi khoa học kỹ thuật, nắm bắt thông tin thị trường, năng động, sáng tạo trong sản xuất, biết chọn giống cây trồng - vật nuôi phù hợp với từng tiểu vùng, góp phần đưa nền sản xuất nông nghiệp của xã ngày càng tăng cao và bền vững.
Ngoài ra, phong trào từng bước góp phần thúc đẩyứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ, cơ giới hoá vào sản xuất. Xuất phát từ yêu cầu thực tế của bà con nông dân trong việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, nhằm làm giảm giá thành sản xuất, tăng cao lợi nhuận. Trong 2 năm qua Hội Nông dân xã phối hợp với các ngành, nhất là ngành nông nghiệp tổ chức 14 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho 640 lượt nông dân tham gia học tập, nhiều nông dân sau học tập đã thực hiện chương trình 1 phải 5 giảm như: sạ hàng, sạ thưa, bón phân cân đối, song song đó: Nông dân còn ứng dụng khoa học - công nghệ sau thu hoạch, hạn chế thất thoát, rủi ro trong sản xuất, từng bước hình thành và phát triển theo hướng hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
Phong trào tạo động lực thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.Hưởng ứng chủ trương chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng - vật nuôi của Đảng và Nhà Nước, nông dân trong xã đã mạnh dạng chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng - vật nuôi với nhiều loại cây - con có giá trị kinh tế cao như: Lúa chất lượng cao, cây ăn trái theo hướng an toàn, đậu xanh, dưa leo, bí đao, rau dưa các loại... cùng với phát triển các ngành nghề chăn nuôi: ba ba, bò, heo, gà.....góp phần làm chuyển biến tích cực phong trào chuyển dịch cây trồng, vật nuôi tại địa phương. Điển hình trong lĩnh vực này: có ông Phan Văn Phú cư ngụ ấp Cây Me với mô hình trồng lúa kết hợp với dịch vụ nông nghiệp; ông Chau Hon Hên cư ngụ ấp An Hòa áp dụng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp kết hợp pin năng lượng mặt trời; hộ bà Huỳnh Thị Tuyết Hồng cư ngụ tại ấp Rò Leng với mô hình chăn nuôi ba ba sinh sản và bà Néang Kim Eng, cư ngụ ấp An Lợi với mô hình trồng lúa, nấu rượu kết hợp chăn nuôi heo đạt hiệu quả cao, đã tạo điều kiện cho các hộ nông dân phát triển kinh tế gia đình ngày càng được nâng lên. Tác động vào lĩnh vực này, Hội còn phối hợp với các ngành liên quan như phòng Nông Nghiệp, Trạm Bảo vệ Thực vật, Trạm Khuyến nông, Trạm Thú y tổ chức 53 buổi hội thảo, tham quan, trình diễn có 1.440 lượt nông dân, hội viên tham gia. Từ đó góp phần nâng cao kiến thức ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, làm ra nhiều sản phẩm nông nghiệp, đáp ứng thị trường, cải thiện và nâng cao đời sống của nông dân.
Trong 2 năm qua, ngoài việc đi đầu trong lĩnh vực sản xuất, nông dân giỏi trong xã còn tích cực tham gia phong trào xã hội từ thiện, đền ơn đáp nghĩa, xây dựng phát triển nông thôn mới với nhiều việc làm mang nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc như: Đóng góp làm đường, đổ đá bụi lộ giao thông liên ấp, cất nhà tình thương, nhà tình nghĩa, nhà chính sách, giúp đỡ tương trợ nhau trong sản xuất, trong ốm đau, trong vui xuân đón tết. Tổ chức vận động nông dân làm đèn đường với số tiền trên 31 triệu đồng tại ấp An Hòa và Bằng Rò. Hưởng ứng phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới, hội viên, nông dân đã hỗ trợ kinh phí 298.150.000đ, 245 khối đất đá, 40 khối cát, 100 bao xi măng với tổng số tiền 70.600.000đ cùng 720 ngày công lao động, với khoảng 1.250 lượt hội viên, nông dân tham gia đóng góp để làm lộ nông thôn với tổng chiều dài 4,7 km từ đó góp phần làm cho bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng nông thôn mới. Ngoài ra, phong trào nông dân giỏi còn góp phần tích cực tham gia chương trình xoá đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống nông dân. Đồng thời, Hội Nông dân xã phối hợp với các ngành tỉnh, huyện tổ chức được 3 lớp dạy nghề cho 90 nông dân. Lập dự án đề nghị Ngân hàng Chính sách Xa hội cho các hộ nông dân nghèo, cận nghèo, hộ sản suất kinh doanh được vay vốn với tổng số tiền 9 tỷ 549 triệu đồng để sản xuất, chăn nuôi từ đó nông dân đã vươn lên có cuộc sống ổn định, nhiều người đã trở thành nông dân giỏi.
Có 01 Hợp tác xã với 8 thành viên, với tổng diện tích 17,2 ha và 120.000.000đ vốn điều lệ. 01 tổ hợp tác sản xuất đường thốt nốt có 15 thành viên; 05 tổ hợp tác chăn nuôi bò với 72 thành viên, 03 tổ hội nghề nghiệp sản xuất lúa có 32 thành viên với tổng diện tích 141,1 ha, 03 Câu lạc bộ nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi có 48 thành viên; 01 chi hội nghề nghiệp sản xuất lúa có 15 thành viên; 01 tổ hội nghề nghiệp làm trồng cây ăn trái theo hướng an toàn và 01 tổ hội nghề nghiệp trồng rau màu theo hướng an toàn với 17 thành viên; 2 tổ Hội nông dân nghề nghiệp chăn nuôi bò sinh sản ấp Rò Leng với 15 thành viên
Phong trào nâng cao chất lượng hội viên và góp phần xây dựng, củng cố tổ chức Hội ngày càng vững mạnh.Ban Chấp hành Hội Nông dân xã Châu Lăng luôn khẳng định vai trò của mình là một tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp nông dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, là trung tâm nòng cốt cho phong trào nông dân trong công cuộc xây dựng nông thôn mới. Trong những năm qua, công tác xây dựng Hội và phong trào nông dân luôn được Lãnh đạo Hội Nông dân huyện và Đảng ủy xã quan tâm một cách sâu sắc, tạo mọi điều kiện thuận lợi để Ban châp hành Hội Nông dân xã thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của mình, hàng năm đều đạt và vượt các chỉ tiêu Nghị quyết đã đề ra. Trong hoạt động Hội luôn chủ động linh hoạt, thường xuyên cải tiến về hình thức và nội dung nhằm nâng cao vai trò công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, nông dân chấp hành các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Tập trung củng cố, nâng cao chất lượng phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi, gắn liền với việc đổi mới phương thức sinh hoạt từ Ban chấp hành đến Chi - Tổ hội phù hợp theo từng thời điểm trọng tâm cho từng công việc, bên cạnh đó cán bộ hội luôn phối hợp cùng chính quyền, Mặt trận đoàn thể, các ngành liên quan tuyên truyền, vận động hội viên nông dân thực hiện các phong trào hành động như: xây dựng nông thôn mới, thực hiện tốt chính sách tôn giáo, xây dựng gia đình nông dân văn hóa, ấp văn hóa, quan tâm chăm lo đời sống vật chất cho cán bộ, hội viên, nông dân nhằm từng bước góp phần cho việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Tin khác
- Phú Tân tổ chức Đại hội tuyên dương Nông dân Sản xuất - Kinh doanh giỏi lần thứ XIII, giai đoạn 2022 - 2024.
- Hội thao Nông dân huyện Phú Tân năm 2024.
- Chợ Mới khai mạc Giải bóng chuyền nông dân huyện lần thứ XXVIII.
- An Cư trao tiền hỗ trợ Mô hình sinh kế Dự án “Nuôi bò vỗ béo, sinh sản”.
- Nông dân Tịnh Biên phấn đấu sản xuất - kinh doanh giỏi trong giai đoạn 2022-2024.
- Phú Tân - Sơ kết 05 năm thực hiện 03 Nghị quyết số 04,05,06 của Ban Chấp hành Trương ương Hội Nông dân Việt Nam.