Hiệu quả từ việc chuyển đổi mô hình trồng lúa sang cây ăn trái
Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ mô hình trồng lúa kém hiệu quả sang mô hình làm vườn. Ông Võ Văn Em (biệt danh là 7 Em) đã mạnh dạng chuyển đổi từ 10 ha đất trồng lúa sang mô hình trồng vườn sầu riêng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Với tập quán quanh năm trồng lúa trước đây và diễn biến thời tiết bất thường, thiên tai, dịch bệnh, giá cả đầu ra không ổn định, lợi nhuận trồng lúa hiệu quả không cao… Hưởng ứng phát động của địa phương và Hội Nông dân trong vận động nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Ông 7 Em, nông dân ấp Long An, xã Long Kiến, huyện Chợ Mới, đã mạnh dạng đầu tư 10 ha đất ruộng, trồng xoài, mít, tuy nhiên vẫn chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Nhờ tính siêng năng, cần cù chịu khó, quyết không bỏ cuộc, học hỏi kinh nghiệm để sản xuất và làm giàu. Từ mô hình trồng mít, xoài kém hiệu quả, Ông chuyển sang đầu tư mô hình trồng sầu riêng Ri6 và sầu riêng Monthong. Với kinh nghiệm học hỏi từ những nông dân miền tây của tỉnh Bến Tre, Tiền Giang và đặc biệt là kiến thức học được khi tham dự lớp kỹ thuật trồng sầu riêng do Trung tâm dạy nghề và Hỗ trợ nông dân, trực thuộc Hội Nông dân tỉnh An Giang tổ chức. Ông đầu tư trồng 10 ha sầu riêng, sau 3 năm cây cho trái thu hoạch. Với 1 ha đất ông trồng sầu riêng; chi phí 3 năm ước tính khoảng ba triệu đồng/ha; nhờ áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt, tiết kiệm chi phí và sử dụng phân bón hữu cơ; mỗi năm thu nhập mang lại cao gấp 10 lần so với trồng lúa. Giá bán dao động từ 50.000đ-70.000đ tại vườn, hiện tại sầu riêng đang mùa thu hoạch, khách hàng chủ yếu là người dân địa phương và du khách đến tham quan và mua về.
Mô hình ươm cây giống sầu riêng của hộ nông dân 7 Em, ấp Long An, xã Long Kiến, huyện Chợ Mới
Để đạt thành quả như trên, ông cho biết cũng nhờ tham gia lớp học nghề do Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ Nông dân tỉnh tổ chức cho nông dân địa phương, cùng với vốn kiến thức và kinh nghiệm học hỏi từ nông dân đi trước, ông đã áp dụng thành công mô hình trồng sầu riêng hiện nay.
Thu hoạch sầu riêng tại vườn
Bên cạnh nâng cao thu nhập gia đình, nhờ hiệu quả mô hình mang lại, ông 7 Em còn tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động nông thôn, hướng dẫn giúp đỡ nông dân nhân rộng mô hình trồng sầu riêng trên địa bàn 02 tỉnh An Giang và Đồng Tháp, với diện tích 100 ha. Ông còn ươm giống để bán và hướng dẫn quy trình, kỹ thuật trồng và chăm sóc sầu riêng cho nông dân muốn áp dụng mô hình ở địa phương nếu cần ông giúp đỡ.
Hướng tới, ông đang đề nghị Sở công thương cùng với ngành chức năng hỗ trợ việc xây dựng thương hiệu sầu riêng an toàn, đồng thời đẩy mạnh cung ứng sản phẩm đến các cửa hàng tiện ích, siêu thị trong và ngoài tỉnh./.
Tin khác
- Ra mắt Chi Hội nông dân nghề nghiệp và Câu lạc bộ nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi.
- Xây dựng mô hình điểm về phát triển loại hình kinh tế hợp tác trong nông dân gắn với bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp
- Phát huy và khai thác hiệu quả đặc sản vùng 7 núi
- Phát huy hiệu quả mô hình Hội quán
- Hội quán nông dân mô hình giúp nông dân liên kết sản xuất, làm giàu