Kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Thư về hợp tác phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang
Ngày 12/10, Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức buổi thảo luận về hợp tác phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang; cuộc họp do Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Trần Anh Thư chủ trì.
Theo báo cáo của Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời, đề xuất các nội dung về hợp tác phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh và ý kiến của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Trần Anh Thư đã kết luận như sau.
Đề nghị Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời xây dựng cơ cấu giống và lịch thời vụ trong vụ Đông Xuân năm 2021-2022 cho diện tích 30.000 ha (lúa, nếp) để triển khai mô hình sản xuất lúa rải vụ có liên kết tiêu thụ trên địa bàn huyện Thoại Sơn (20.000 ha) và huyện Phú Tân (10.000 ha). Về giống lúa thì Công ty lựa chọn giống lúa dựa trên tín hiệu của thị trường như giống: OM18, OM 5451,….; giống nếp thì thống nhất chọn giống Nếp – AG. Để tạo thuận lợi trong triển khai, giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cung cấp tiến độ thu hoạch lúa, nếp tại các tiểu vùng dự kiến thực hiện mô hình tại 02 huyện trên, gửi Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời để làm cơ sở cho Công ty xây dựng lịch thời vụ phù hợp. UBND tỉnh sẽ tổ chức buổi làm việc để thống nhất phương án triển khai thực hiện phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế của tỉnh.
Ngoài việc triển khai mô hình tại 2 huyện Thoại Sơn và Phú Tân, đề nghị Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời tiếp tục có kế hoạch chi tiết để liên kết và tiêu thụ khoảng 75.000 ha ở các huyện, thị xã, thành phố còn lại như kế hoạch đã đề ra. Riêng trong vụ Thu Đông 2021, đề nghị Công ty tiếp tục phối với các huyện, thị xã, thành phố và các Tổ phản ứng nhanh cấp xã để tổ chức triển khai liên kết và tiêu thụ 46.800 ha theo kế hoạch; đồng thời xây dựng kế hoạch cụ thể về cấp mã số vùng trồng trên lúa, rau màu và cây ăn trái trong vụ Thu Đông 2021 và những năm tiếp theo; triển khai các ứng dụng hỗ trợ Tổ phản ứng nhanh, Tổ hợp tác, Hợp tác xã và nông dân trong việc theo dõi sâu bệnh, ghi chép nhật ký sản xuất và theo dõi tình hình liên kết sản xuất và tiêu thụ.
Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật trong thực hiện các thủ tục về cấp mã số vùng trồng cho diện tích 20.000 ha lúa trên địa bàn huyện Thoại Sơn và 10.000 ha nếp trên địa bàn huyện Phú Tân (trên cơ sở Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời đề xuất). Nguồn kinh phí thực hiện: từ nguồn kinh phí sự nghiệp nông nghiệp cấp hàng năm cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;- Thuê tư vấn thực hiện đánh giá và cấp Giấy chứng nhận GlobalGAP cho diện tích 30.000 ha nêu trên (lựa chọn đơn vị Tư vấn chứng nhận quốc tế): kinh phí từ nguồn Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11/7/2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa.
Giao Sở Thông tin và Truyền thông cùng với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Trung tâm Xúc tiến thương mại và Đầu tư tỉnh, Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, UBND huyện Thoại Sơn và huyện Phú Tân: tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nông dân, Hợp tác xã, Tổ hợp tác tham gia cùng Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời để triển khai hiệu quả mô hình sản xuất lúa rải vụ. Về quan điểm: chọn phương án nào dễ thì làm trước và không nhất thiết phải thành lập các Hợp tác xã và Tổ hợp tác trong việc triển khai thực hiện.
Để hỗ trợ Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời thực hiện mô hình sản xuất lúa rải vụ đạt hiệu quả: đề nghị Công ty xây dựng dự án chi tiết về liên kết và tiêu thụ trong sản xuất lúa rải vụ để triển khai thực hiện đến năm 2025, trong đó giai đoạn 01 đến năm 2022 thực hiện trên diện tích 105.000 ha (trong 01 vụ) và giai đoạn 02 thực hiện đến năm 2025 theo kế hoạch mở rộng của Công ty, gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và cơ quan liên quan thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định trước khi triển khai thực hiện.
Về vấn đề Nếp AG: Đề nghị Tập đoàn Lộc Trời khi nhận chuyển giao giống Nếp AG thì tiếp tục nâng cấp thành những phiên bản khác nhau, để tiến đến việc độc quyền về giống Nếp AG.
Tin khác
- Triển khai khảo sát hiện trạng an toàn vệ sinh lao động trong sản xuất lúa gạo tại An Giang
- Khảo sát Chỉ số đánh giá chất lượng dịch vụ, vật tư nông nghiệp
- Hội thi Sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu tỉnh An Giang lần thứ VII/2024
- Một tỷ phú An Giang trồng lúa theo kiểu "mặt ruộng không dấu chân" là Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024
- Phú Tân triển khai Đề án 01 triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao trong vụ Thu Đông 2024 với diện tích 100 hecta
- Phú Thọ xuống giống 05 héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao.