Thành phố Long Xuyên tổ chức thành công Đại hội tuyên dương Nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi lần thứ X, giai đoạn 2019-2022.
Ngày 30/6/2022, Hội Nông dân Thành phố Long Xuyên tổ chức Đại hội tuyên dương nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi lần thứ X, Giai đoạn 2019-2022.
Lãnh đạo tỉnh, Thành phố dự Đại hội
Đến dự có ông Võ Chí Hùng - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh; ông Bùi Văn Tặng - Phó Bí thư - Chủ tịch HĐND Thành phố Long Xuyên cùng 135 đại biểu chính thức đại diện cho 3.600 nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi các cấp. Với chủ đề “Tổ chức sản xuất theo hình thức hợp tác, hình thành những vùng sản xuất hàng hóa lớn, tạo ra những sản phẩm nông nghiệp có giá trị ”
Qua phát động phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi số lượng hội viên nông dân được xét chọn nông dân giỏi các cấp đều tăng. Cụ thể năm 2020 có 3.063 nông dân giỏi thì đến năm 2021 có 3.600 nông dân, tăng 537 nông dân so với năm 2020 giỏi. Đại biểu tham dự Đại hội năm 2022 có tổng doanh thu từ 350 triệu đồng đến 16 tỷ đồng, đóng góp xây dựng cơ sở vật chất cho địa phương từ 3 triệu đồng đến hàng tỷ đồng và có trên 8.642 ngày công lao động, hướng dẫn giúp đỡ trên 3.000 lượt hội viên nông dân khó khăn, đây là những cá nhân, tập thể giỏi đi đầu trong ứng dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, gương mẫu thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, xây dựng phường văn minh đô thị, xây dựng nông thôn mới nâng cao trong những năm qua.
Sản phẩm nông dân trưng bài tại Đại hội
Thực tế cho thấy, phong trào đã tác động tích cực, xuất hiện nhiều mô hình mới, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phù hợp với điều kiện địa phương, đáp ứng nhu người tiêu dùng như: Sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP, hợp đồng bao tiêu sản xuất lúa Nhật, trồng và kinh doanh hoa kiểng, nuôi lươn theo chương trình VietGAP, nuôi thủy sản với quy mô lớn, thực hiện chuyển dịch 2 lúa - 1 màu… Về doanh thu có nhiều mô hình sản xuất đạt hàng 1 tỷ đồng/năm (tăng 18% so với Đại hội trước), giải quyết việc làm tại chỗ cho trên 30 lao động, số hộ có mức thu nhập trên 300 triệu đồng/năm trở lên, tăng 24%. Đã có nhiều tấm gương nông dân kiên trì chịu khó, học hỏi kinh nghiệm, trở thành những hộ sản xuất - kinh doanh giỏi, điển hình như hộ ông Khưu Đức Hùng, ông Nguyễn Đức Nhuận - phường Mỹ Thới; ông Võ Văn Bé Năm, ông Phan Thành Phước -phường Mỹ Thạnh; ông Tôn Thất Đính, ông Trần Phước Nguyên - xã Mỹ Hòa Hưng; ông Nguyễn Văn Đơn - phường Mỹ Hòa; ông Nguyễn Văn Thuận - xã Mỹ Khánh)…
Phong trào từng bước góp phần thúc đẩy ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ, cơ giới hóa vào sản xuất: Về áp dụng khoa học kỹ thuật: Trên 98% diện tích trồng lúa áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, chương trình 3 giảm - 3 tăng, chương trình 1 phải - 5 giảm đạt 72% (tăng 24%) so với Đại hội IX (2016 – 2019). Qua đó, đã góp phần giảm chi phí sản xuất từ 7 tỷ - 9 tỷ đồng/năm/tổng diện tích sản xuất toàn thành phố. Tiên phong trong sản xuất có hộ ông Mai Tấn Phước, ông Lưu Văn Khưu - phường Mỹ Thạnh; ông Trần Văn Đệ - xã Mỹ Khánh; ông Trang Thành Long - phường Mỹ Hòa; ông Ngô Hải Phương - phường Mỹ Thới; ông Đỗ Văn Châu - phường Bình Đức...: Trong 3 năm qua, toàn thành phố thành lập mới 05 Hợp tác xã nông nghiệp - xã Mỹ Hòa Hưng, xã Mỹ Khánh, Phường Mỹ Quý, Bình Khánh, 06 Chi hội, 41 Tổ hội nghề nghiệp và và 41 tổ hợp tác như: Chăn nuôi bò, chăn nuôi heo, tổ nuôi lươn theo chương trình VietGap, Tổ trồng rau màu an toàn… Trong đó, nổi bật là hoạt động hợp tác xã Du lịch nông nghiệp, hợp tác xã Nông nghiệp kết hợp Dịch vụ Du lịch sinh thái và Chi hội nghề nghiệp rau an toàn-xã Mỹ Hòa Hưng; tổ nuôi lươn theo chương trình VietGAP- phường Mỹ Thới, Mỹ Quý, Mỹ Hòa; Chi hội nghề nghiệp sản xuất lúa Nhật - phường Mỹ Hòa, Mỹ Thới;… đã tạo được nguồn thu nhập khá ổn định cho thành viên, doanh thu đạt từ 400 - 1 tỷ đồng/hộ/năm. Riêng mô hình THT nuôi lươn trong bể lót nylon ở khóm Long Hưng 2 - phường Mỹ Thới đã nâng lên một Tổ hợp tác nuôi lươn theo chương trình VietGAP.Về tổ hợp tác sản xuất lúa Nhật phường Mỹ Hòa, Mỹ Thới đã nâng lên thành Chi hội nông dân nghề nghiệp, trong sản xuất và tiêu thụ được Công ty TNHH Agimex Kikotu đánh giá cao về chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, có ông Nguyễn Đức Nhuận khóm Tây An phường Mỹ Thới ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm lúa Nhật cho bà con nông dân của thành phố với giá ổn định ngay từ đầu vụ, hàng năm trên cả ngàn ha... Đây là những mô hình tiêu biểu, phù hợp với điều kiện địa phương và nguồn vốn đầu tư của nông dân, mở ra hướng phát triển sản xuất nông nghiệp, hạn chế gây ô nhiễm môi trường. Tiêu biểu có hộ ông Nguyễn Đức Nhuận - phường Mỹ Thới,ông Hồ Văn Minh, ông Lý Công Trình - phường Bình Khánh; ông Trương Văn Giàu - phường Mỹ Hòa... đã tạo sự chuyển biến tích cực trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tổ chức lại sản xuất, từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp, nông dân ngày càng đoàn kết giúp nhau để cùng vươn lên, ổn định cuộc sống.
Quang cảnh Đại hội
Phong trào nông dân giỏi đã tạo động lực thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Toàn thành phố có 132 máy xới, 140 máy gặt đập liên hợp. Đi đầu trong phong trào đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng có ông Nguyễn Trung Nâu - phường Bình Khánh; ông Huỳnh Văn Hiệp - Phường Mỹ Thạnh; ông Phạm Văn Phép- phường Mỹ Quý; ông Đoàn Văn Nhà, ông Trần Văn Đệ - xã Mỹ Khánh; ông Nguyễn Thanh Tuấn - phường Mỹ Phước… có doanh thu đạt từ 800 triệu - 2 tỷ đồng/năm và giải quyết việc làm cho trên 350 lao động tại địa phương. Về chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi của thành phố chuyển biến khá rõ rệt, diện tích trồng 2 lúa - 1 màu tăng rất nhiều so với Đại hội IX (2016 – 2019), đây là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế trong sản xuất, giúp nông dân giảm dần diện tích độc canh cây lúa, cải tạo đất, hạn chế rủi ro, doanh thu lợi nhuận cao hơn trồng lúa độc canh khoảng 2 - 3 triệu đồng/1.000 m2; tiêu biểu trong phong trào có hộ ôngTrần Văn Hết, ông Nguyễn Văn Thọ - xã Mỹ Hòa Hưng; ông Trương Thành Đạt - phường Mỹ Quý; ông Mai Tấn Phước - phường Mỹ Thạnh; ông Ngô Hải Phương, ông Võ Văn Nuôi - phường Mỹ Thới)…
Sản phẩm nông dân trưng bài tại Đại hội
Mô hình trồng rau an toàn: Tính đến nay, toàn thành phố có 16 mô hình nhà lưới với tổng diện tích 8.000 m2, tập trung ở xã Mỹ Hòa Hưng, Mỹ Khánh, phường Mỹ Thạnh, Mỹ Thới. Hiện nay, THT rau an toàn Mỹ Hòa Hưng đã được nâng lên thành Hợp tác xã nông nghiệp đang sản xuất 19 chủng loại rau ăn lá. Hợp tác xã vẫn duy trì và kết nối cung cấp sản phẩm với siêu thị Co.opmart, nông trại Phan Nam, chợ Mỹ Bình, Bình Khánh, Mỹ Long, các trường Tiểu học và Doanh nghiệp… trên địa bàn, cung cấp từ 700 - 1.000 kg/ngày. Điển hình có hộ ông Huỳnh Ngọc Diện, ông Trần Văn Chúc, bà Ngô Thị Thanh Nhàn- xã Mỹ Hòa Hưng; ông Mai Thành Phước - phường Mỹ Thạnh, ông Trương Thành Đạt - phường Mỹ Quý; ông Đào Quang Trí - xã Mỹ Khánh…; Nuôi trồng thủy sản: Hộ ông Khưu Đức Hùng - phường Mỹ Thới; ông Khưu Đức Thành - phường Mỹ Thạnh; ông Nguyễn Văn Nghiệp - phường Bình Đức; nuôi cá tra thịt ao hầm với quy mô từ 1,5 - 3 ha cho doanh thu từ 8 - 16 tỷ đồng/năm…Về tiêu thụ nông sản: Đã hình thành mạng lưới tiêu thụ khá rộng, điển hình là hộ bà Bùi Thị Hoa - xã Mỹ Khánh; doanh thu trên 8 tỷ đồng/năm, lợi nhuận đạt trên 1 tỷ đồng/năm; hộ ông Trần Văn Phương - phường Mỹ Thạnh; ôngTrần Văn Niên - phường Mỹ Hòa doanh thu từ 1,5 tỷ - trên 2 tỷ đồng/năm. Đây là những doanh nhân nông thôn tiêu biểu trong kinh doanh tiêu thụ nông sản, đồng thời cũng góp phần giải quyết cho trên 50 lao động tại địa phương có việc làm và thu nhập ổn định.
Phong trào đã đóng góp quan trọng vào xây dựng nông thôn mới, tương thân, tương ái, đoàn kết giúp nhau giảm nghèo, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội nông thôn: Hội viên nông dân đã đóng góp kinh phí cất mới, sửa 07 căn nhà đại đoàn kết cho hội viên nông dân khó khăn; cất mới và sửa 3 cây cầu ván và 04 cây cầu bê tông, rải đá nâng cấp 07 đoạn đường và nạo vét 12 tuyến kênh mương nội đồng, gia cố các đoạn kênh, đê bao bị sạt lở, tu sửa 45 cống đập, nâng cấp các đoạn đường bị ngập nước với tổng số tiền đóng góp trên 5 tỷ đồng và gần 4.000 ngày công lao động. Tiêu biểu, có ông Nguyễn Minh Lương - phường Mỹ Quý; ông Nguyễn Văn Hiệp, ông Mai Tấn Phước - phường Mỹ Thạnh; ông Trương Văn Rô Nhỏ - phường Mỹ Thới; ông Nguyễn Phước Hoàng - xã Mỹ Hòa Hưng… Nhiều gia đình hội viên nông dân được tuyên dương tiêu biểu trong phong trào xây dựng gia đình văn hóa, gia đình hiếu học, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn và ổn định trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố.
Dịp này, UBND Thành phố Long Xuyên đã tặng giấy khen cho 4 tập thể và 36 cá nhân có thành tích tiêu biểu trong phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi giai đoạn 2019-2022.
Tin khác
- Hội Nông dân Châu Phú, Tri Tôn ký kết thỏa thuận hợp tác với Ngân hàng KienlongBank
- Thành lập Tổ hội nông dân nghề nghiệp chăn nuôi bò
- Chi hội Hoa Lan Châu Đốc thực hiện công tác thiện nguyện
- Nông dân Lê Thanh Long đạt Danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024
- Sôi nổi Hội thao nông dân tỉnh An Giang lần thứ VII/2024.
- Đại hội Tuyên dương nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi 2024.