An Giang: Tập huấn về dự phòng và điều trị lao tiềm ẩn năm 2022
Ngày 24/10, Hội Nông dân tỉnh An Giang phối hợp với Quỹ phòng chống lao toàn cầu, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức lớp tập huấn về dự phòng và điều trị lao tiềm ẩn cho hơn 45 cán bộ hội, hội viên nông dân.
Tham dự có Ông Lê Hùng Cường - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh An Giang; Quỹ phòng chống lao toàn cầu, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cùng sự có mặt của hơn 45 cán bộ, hội viên nông dân thuộc dự án trong tỉnh về dự
Tại buổi tập huấn, các đại biểu đã được thông tin 6 chuyên đề; Chuyên đề 1: Tình hình bệnh lao trên địa bàn tỉnh An Giang; Chuyên đề 2: Kiến thức chung về bệnh lao, lao kháng thuốc; nâng cao nhận thức về kỹ năng truyền thông, kỹ năng tư vấn về phòng chống lao cho cán bộ, hội viên nông dân; Chuyên đề 3: Tổng quan về lao tiềm ẩn; khái niệm dịch tễ; Quy trình chuẩn đoán và điều trị bệnh lao tiềm ẩn; Chuyên đề 4: Quy trình quản lý, sàng lọc lao tiềm ẩn và các nhóm đối tượng có nguy cơ cao; Chuyền đề 5: Hướng dẫn thực hiện hoạt động quản lý lao tiềm ẩn trong khu vực nông thôn; Chuyên đề 6: Nhiệm vụ của các cấp Hội trong hoạt động quản lý lao tiềm ẩn khu vực nông thôn.
Lớp tập huấn lần này cũng hướng đến mục tiêu tăng cường phát hiện ca bệnh lao và tiếp cận dịch vụ chăm sóc, nâng cao năng lực của các tổ chức trong nước và các cơ sở y tế tư nhân để tham gia phòng, chống lao và đẩy nhanh việc giảm tỷ lệ các ca mắc lao mới. Sau lớp tập huấn, các đại biểu sẽ triển khai truyền thông về bệnh lao tới hội viên, nông dân. Nâng cao kiến thức cho hội viên, nông dân về phòng chống bệnh lao, khuyến khích nông dân phát hiện sớm phát hiện sớm và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người có dấu hiệu nghi mắc lao đi điều trị tại các cơ sở y tế. Từ đó phát huy vai trò của của tổ chức Hội Nông dân trong việc tương trợ, giúp đỡ người mắc lao.
Phát biểu khai mạc Hội nghị tập huấn Ông Lê Hùng Cường - Phó Chủ tịch Hội Nông dân An Giang cho biết, việc quan trọng hiện nay là chúng ta phải làm sao vận động cộng đồng tham gia cho được việc Phòng lây nhiễm bệnh lao cho cộng đồng thông qua các biện pháp sau.
Trẻ em tháng đầu sau sinh cần được tiêm phòng vắc-xin BCG nhằm giúp ngăn ngừa mắc bệnh Lao; Mọi người khi ho kéo dài hơn 02 tuần cần đi khám, xét nghiệm đờm, chụp X.quang phổi để phát hiện bệnh lao;
Bị bệnh lao phải điều trị càng sớm càng tốt, tránh lây lan cho những người trong gia đình và người xung quanh. Bên cạnh đó, bệnh nhân lao không được khạc nhổ bừa bãi, tốt nhất đeo khẩu trang liên tục trong 02 tháng đầu điều trị. Cần phơi chăn, chiếu, vật dụng của bệnh nhân lao ra nắng mỗi ngày; Giữ vệ sinh môi trường, nhà ở thông thoáng, rèn luyện nâng cao sức khoẻ, đảm bảo dinh dưỡng hợp lý; Nếu có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào nghi ngờ mắc bệnh lao cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám phát hiện sớm, để tránh lây bệnh cho người khác.
Do đó, với thời gian rất ngắn trong khuôn khổ lớp tập huấn, tôi yêu cầu tất cả các đồng chí học viên, bằng mọi hình thức, cố gắng khai thác hết các thông tin từ giảng viên, làm hành trang để về tuyên truyền cho cộng đồng tại địa phương phát hiện sớm và điều trị, quản lý tốt bệnh Lao trong cộng đồng để thực hiện mục tiêu chấm dứt bệnh Lao vào năm 2030 như chương trình dự án đề ra.
Tin khác
- Hội thi tuyên truyền viên về chính sách BHXH, BHYT.
- Hội thi “Tuyên truyền nông thôn mới và đề án một triệu hecta lúa chất lượng cao”
- Truyền thông chính sách BHXH, BHYT
- Tấm gương nông dân giỏi luôn tâm huyết với công tác xã hội từ thiện.
- Chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam.
- Phú Tân triển khai thực hiện có hiệu quả chỉ tiêu “Cài đặt kích hoạt và sử dụng nền tảng số Việt Nam”.